Hai bài thuốc đặc chế cho chị em

Lương y Quang bốc thuốc, tư vấn cho bệnh nhân
Lương y Quang bốc thuốc, tư vấn cho bệnh nhân
(PLO) - Lương y Hứa Hiến Quang (70 tuổi, ngụ số nhà 20, đường Cô Giang, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP.HCM) chia sẻ với bạn đọc bài thuốc đặc trị chứng mất ngủ, bệnh huyết trắng ở phụ nữ; đồng thời giới thiệu một số cây thuốc dân gian chứa công dụng chữa bệnh khác.
Bài thuốc chữa dứt chứng mất ngủ
Vị lương y giới thiệu bài thuốc trị chứng mất ngủ có tên “kỷ cúc địa hoàng hoàn”, từng được ghi chép nhiều trong các tài liệu y học cổ. Cho đến hiện nay, nhiều thầy thuốc y học cổ truyền vẫn ứng dụng bài thuốc này một cách rộng rãi. 
Chi tiết bài thuốc được lương y Quang trình bày: Thục địa (32g), hoài sơn (16g, chú ý dược liệu này phải sao vàng), táo nhục (16g), phục linh (12g), trạch tả (12g), mẫu đơn bì (12g), kỷ tử (12g), hoa cúc trắng phơi khô (12g). Ngoài ra cần thêm hai vị khác gồm: Hắc táo nhân (sao vừa vàng, 12g), viễn chí (8g).
Riêng quá trình sơ chế dược liệu có tên viễn chí khá phức tạp bằng cách nấu qua nước cam thảo sau đó sao vàng trên lửa. Tương tự, sao chế thục địa cũng phải kĩ lưỡng, nếu không dễ gây triệu chứng phụ tiêu chảy.
Đem thang thuốc cơ bản trên (tuỳ cơ địa từng người, bài thuốc có thể được gia giảm liều lượng khác nhau - PV) sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một thang, chia thành các buổi sau khi ăn. 
Người bệnh uống chừng 3 - 5 thang sẽ thấy hiệu quả. Nguyên lí trị bệnh của phương thuốc theo lời ông Quang giải thích, có tác dụng bổ tim, thận, từ đó giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động hài hoà, ắt ngủ ngon giấc. 
Đối với trường hợp bệnh nhân có can vượng (tức người nóng), nên bổ sung vị thảo quyết minh đã qua sao cháy sơ với liều lượng 12g. Tác dụng dược liệu này nhằm hạ nhiệt cơ thể, giúp ổn định nhịp mạch.
Bên cạnh sử dụng thuốc, ông Quang khuyên những người mất ngủ cần giảm thiểu việc sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá. Đồng thời từ bỏ những thói quen không tốt như xem vô tuyến quá khuya. Thêm kinh nghiệm nữa, buổi hoàng hôn không nên nói chuyện nhiều, tránh uống quá nhiều nước trước lúc ngủ cũng có tác dụng tạo nên giấc ngủ sâu và chất lượng: 
“Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp con người tràn trề năng lượng cho ngày hôm sau. Thuốc chỉ giữ vai trò điều kiện cần, còn điều kiện đủ thuộc về ý thức mỗi người. Kinh nghiệm của tôi là giữ cho tâm trạng thật thoải mái trước khi ngủ”, ông Quang đưa ra lời khuyên.
Bài thuốc đặc trị bệnh phụ khoa huyết trắng 
Chị em ra huyết trắng (hay còn gọi bạch đái theo y học cổ), là chứng bệnh phụ khoa khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng bệnh này, chẳng hạn như ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng. 
Bệnh phát lộ bởi cơ thể nóng bức, nhiệt tích tụ trong âm đạo gây nên viêm nhiễm, từ đó dẫn đến hiện tượng tiểu tiện ra chất dịch màu trắng; chất huyết trắng chính là phần khí hư tổn được đào thải ra bên ngoài. 
Nếu để bệnh kéo dài, chất dịch có thể chuyển sang màu vàng, xanh đồng nghĩa với cấp độ bệnh tăng lên. Bệnh huyết trắng dễ biến chứng, gây nên nhiều căn bệnh phụ khoa khác, thậm chí có thể gây ung thư tử cung. 
Với chứng bệnh trên, lương y Quang cho hay y học cổ truyền thường áp dụng bài thuốc “ngũ vị dị công tán” vốn được kết hợp từ bài “tứ quân” gia thêm trần bì (vỏ quýt). 
Cụ thể bài thuốc được phân cấp như sau. Trước tiên, “tứ quân” gồm: Đẳng sâm (12g), phục linh (12g), bạch truật (12g) và cam thảo (6g) kết hợp với trần bì giúp bổ khí kiện tì, tức phục hồi khí từ bên trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng. 
Ở cấp độ thứ hai, bổ sung vào bài thuốc thêm hai vị kê quan hoa (hoa cỏ gà, 20g) và thương truật (12g) sẽ có tác dụng chữa trị bệnh nhanh hơn.
Phương thức sử dụng thuốc khá đơn giản, chỉ cần đem sắc lấy nước uống theo công thức sắc 3 chén nước còn lại 1 chén, lần sắc tiếp theo chỉ đổ vào 2 chén cô cạn còn 8/10 chén. Có thể chia nhỏ nước thuốc uống nhiều lần trong ngày. “Kiên trì uống thuốc trong thời gian ngắn bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Hầu hết thầy thuốc đông y đều biết đến bài thuốc này chứ không riêng gì tôi. Người bệnh có thể đến bất cứ tiệm thuốc đông y nào để bốc thuốc dễ dàng”, ông Quang nói.
Lợi ích hai bài thuốc trị chứng mất ngủ và huyết trắng nêu trên, theo ông Quang, giúp người bệnh tiết kiệm đáng kể chi phí. Không những vậy, thuốc đông y hiếm khi cho tác dụng phụ. Dù bệnh thuyên giảm từ từ nhưng một khi đã khỏi hầu như không tái phát trở lại. 
Ông Quang chia sẻ thêm trong dân gian có vô số thảo dược chứa công dụng trị bệnh cực kì hiệu quả. Ví dụ cách dùng lá cây bìm bịp để thông mũi. Theo đó, hái lá cây tươi đem giã nhuyễn, trộn thêm ít muối sống rồi vắt lấy nước nhỏ vào mũi. Mỗi lần nhỏ chừng vài giọt. 
Dược thảo khác rất dễ kiếm đó là cây đại tướng quân có các bẹ (lá) lớn, có củ gần giống cây hoa lan. Như lời ông Quang cho hay, lá cây đại tướng quân dùng chữa trị bong gân rất hiệu quả: “Giã nhuyễn lá cây, trộn thêm muối sống vừa phải sau đó đem xào nóng. Đợi lúc hỗn hợp trên đủ ấm, dùng vải thưa bó vào phần xương khớp tổn thương. Quá trình bó thuốc càng lâu càng tốt, ít nhất từ 15 phút trở lên”.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.