Bài thuốc kết hợp vận dụng kinh dịch trị bệnh gan

Ông Đặng luận giải bệnh tật theo kinh Dịch
Ông Đặng luận giải bệnh tật theo kinh Dịch
(PLO) - Người đàn ông tóc bạc trắng ngày ngày đến trạm y tế phường 11, quận 5, TP HCM bắt mạch, khám chữa bệnh từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc với người dân nơi đây. Ông là võ sư, lương y kiêm nhà báo Trần Văn Đặng (73 tuổi). Được biết đến là người am tường kinh sách, lương y Đặng cởi mở chia sẻ cách thức vận dụng kinh dịch vào chữa trị bệnh gan đồng thời kết hợp y học cổ truyền
Bí quyết chữa trị bệnh gan qua 3 giai đoạn với 3 bài thuốc  
Từ kiến thức y thuật, kinh Dịch, ông Đặng luận giải, để chữa trị bệnh gan không thể nóng vội mà phải qua các giai đoạn khác nhau. Ông chia sẻ quy trình trị liệu bệnh gan trải qua ba giai đoạn như sau: 
Trước tiên cần tiến hành giải độc gan với bài thuốc Bình vị gồm: Thương truật, trần bì, hoàng phát, cam thảo, táo và gừng. Trường hợp người bệnh táo bón, bổ sung thêm dược thảo đại hoàn. Ông Đặng cho hay, tuỳ thuộc vào cơ địa từng bệnh nhân mà thầy thuốc có chế độ gia giảm phù hợp. 
Những dược liệu trên đều được sơ chế bằng cách phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem sắc uống theo công thức: Lần đầu đổ 3 chén cô cạn còn 8/10 chén, lần hai đổ 2,5 chén lấy 5/10 chén. Tác dụng của bài thuốc Bình vị, sẽ đào thải chất độc ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, đại tiện và bài tiết mồ hôi.
Khi cơ thể ổn định, bắt đầu chuyển sang giai đoạn thứ hai gọi là kích thích, “khai quật” chức năng gan bằng bài thuốc Tứ vật gồm: Xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược cũng với cách thức đem sắc lấy nước uống. Ở giai đoạn này, có thể kết hợp thêm hai dược liệu khác là sài hồ và diệp hà châu (tức cây chó đẻ răng cưa) để tác động vào gan đạt hiệu quả hơn.
Khi đã trải qua 2 quá trình trên, về cơ bản bộ phận gan trở về trạng thái ổn định. Đến lúc này sẽ vận dụng bài thuốc lục vị nhằm bổ nước cho gan: “Cứ hiểu nôm na sau khi bắt hết sâu bọ, nay tiến hành tưới nước giúp cây xanh tốt trở lại”, ông Đặng nói. 
Theo đó, bài thuốc sắc uống có tên lục vị gồm thành phần: Đan bì, hoài sơn, phục linh, trạch tả, thục địa và sơn thù. Bên cạnh các dược liệu chính, có thể gia giảm thêm cây chó đẻ răng cưa, sài hồ và phá cố chỉ (còn gọi kỷ tử) nhằm tăng công hiệu của thuốc. 
Ông Đặng cho hay, trong các dược liệu bổ sung, kỷ tử khá quan trọng bởi có tác dụng làm ấm thận, tăng chức năng giải độc cơ thể: “Tuỳ cơ địa từng bệnh nhân, tuy nhiên thông thường mỗi giai đoạn chỉ cần uống 3-5 thang thuốc sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Nếu điều trị theo sơ đồ trên, bệnh sẽ được chữa tận gốc, âm dương hài hoà ắt bệnh tật tiêu tan”.
Nói về nguồn gốc phương thức trị liệu trên, vị lương y - võ sư bật mí tất cả đều đúc rút từ sách vở chứ bản thân ông không hề sáng tạo nên. Tuy nhiên cái khó là vận dụng các bài thuốc sao cho hiệu quả. Điều này tuỳ thuộc vào khả năng y thuật mỗi người.
“Muốn giỏi y thuật, phải thông thuộc kinh dịch”
Ông Đặng giải thích khái quát rằng, muốn thông thạo y thuật, trước tiên cần nắm vững khái niệm “Nho y lí số”. Tức phải học giỏi chữ Nho, thông thuộc lý số. Tất cả yếu tố trên nằm trọn trong bộ kinh Dịch. Hiện có 5 bộ kinh được nhắc đến nhiều là kinh Dịch, kinh Vệ Đà, kinh Phật và kinh Cựu Ước, kinh Coran.
Lương y Trần Văn Đặng bốc thuốc chữa bệnh
 Lương y Trần Văn Đặng bốc thuốc chữa bệnh
Trong đó, nền y học Á châu ảnh hưởng nhiều từ kinh Dịch, bởi vậy suy ra muốn giỏi y thuật cần học kinh Dịch. Ông Đặng dẫn giải lời khuyên am tường kinh Dịch trên không phải do mình “sáng tạo” ra, mà từ xa xưa, nhiều tiền bối nghề  thuốc như cụ Hải Thượng Lãn Ông, cụ Nguyễn Đình Chiểu từng khuyên học trò trước khi học y nên học dịch. Bởi vậy mới có câu “Vô Dịch bất thành y”.
Vốn say mê võ thuật từ nhỏ nên kinh Dịch càng trở nên niềm đam mê của lương y Trần Văn Đặng. Tự mày mò nghiên cứu, võ sư kiêm thầy thuốc này đúc kết ra rằng, kinh Dịch chi phối phần lớn mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đông y. Lập luận này từng được đông đảo tiền bối trong nghề y lẫn giới nghiên cứu xã hội ít nhiều thừa nhận ở các góc độ khác nhau.
Nói về “con đường nghề y” của mình, ông Đặng cho biết, từ niềm say mê kinh Dịch đã “lấn sân” sang nghề y. Niềm may mắn của ông là được nhiều sư phụ chỉ dạy. Tính đến nay ông vừa ngót 30 năm theo nghiệp y dược.
Minh chứng cho những lời mình vừa trình bày, ông Đặng dẫn giải ví dụ căn bệnh gan. Bên cạnh các nguyên nhân như tác động từ bên ngoài (ăn thức ăn cay, nóng, uống nhiều rượu, bia), mắc bệnh bẩm sinh, bệnh còn tái phát nặng nhẹ tuỳ theo chu kì, tức vòng quay của 12 cung hoàng đạo trong cuộc đời con người. 
Cụ thể, bệnh gan thuộc về hành Mộc. Triết lí ngũ hành tuân thủ quy luật “Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim”. Hơn nữa khi Kim, Thổ, hoặc Hỏa quá mạnh đều dẫn đến cơ thể mắc bệnh gan. Ông Đặng dí dỏm diễn giải: “Ví dụ như Thổ (thuộc về bào tử) quá vượng cũng sẽ khiến gan làm việc quá tải mà suy yếu. Hay như cơ thể thường bực dọc, nóng giận cũng dễ dẫn đến đau gan. Hiểu nôm na rằng lửa cháy quá nên đốt cháy cây”. 
Những biểu hiện của người mắc bệnh gan thường thấy: Mắt vàng, mụn nhọt mọc nhiều, da nóng. “Để phòng tránh các bệnh liên quan đến gan, nên hạn chế ăn cay, nóng, sử dụng chất kích thích. Chú ý giữ tâm trạng luôn vui vẻ cũng là cách phòng ngừa hữu hiệu”, ông Đặng căn dặn.
Hiện nay, không chỉ trực tiếp bắt mạch bốc thuốc, ông Đặng còn nhiệt tình truyền dạy kiến thức y học cho những bạn trẻ giàu lòng nhiệt huyết. Tuy đã ngoài tuổi 70 nhưng vị lương y ngày ngày có mặt đều đặn tại trung tâm y tế phường phục vụ công tác khám, chữa bệnh. 
Gặp trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, ông sẵn sàng miễn giảm chi phí thuốc thang. Ngoài ra lương y Đặng còn được biết đến là tác giải đề tài “Y dịch - ứng dụng lâm sàng”. Trong đó, người viết trình bày một cách chi tiết, cụ thể phương pháp ứng dụng kinh Dịch, thuyết ngũ hành vào chẩn đoán bệnh tật, từ đó đưa ra phương hướng trị liệu mang lại hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.