Quy định cứng nhắc về xe quá tải làm khó hàng trăm nghìn doanh nghiệp

Việc kiểm tra xử lý về tải trọng cầu đường, xử lý lỗi vượt tải trọng cho phép khiến nhiều xe không dám chở hàng làm ùn tắc hàng hóa ở các cảng, khu công nghiệp
Việc kiểm tra xử lý về tải trọng cầu đường, xử lý lỗi vượt tải trọng cho phép khiến nhiều xe không dám chở hàng làm ùn tắc hàng hóa ở các cảng, khu công nghiệp
(PLO) - Việc thực hiện kiểm soát xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng chưa có lộ trình phù hợp, chưa được tính toán kỹ lưỡng các hệ lụy đang gây thiệt hại lớn cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp trong cả nước. Khó khăn suy cho cùng “đổ lên đầu” người tiêu dùng…
Việc tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng với những quy định “cứng nhắc” mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang cho triển khai không chỉ làm cho ngành thủy sản bị “tê liệt” (như Báo PLVN đã phản ánh) mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề khác.
Quá khổ vì quy định xe quá khổ
Trong văn bản gửi tới Thủ tướng Chính phủ gần đây, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên bức xúc: Việc thực hiện kiểm soát xử lý vi phạm chở hàng quá tải trọng chưa có lộ trình phù hợp, chưa được tính toán kỹ lưỡng các hệ lụy đang gây thiệt hại lớn cho hàng ngàn doanh nghiệp ở địa phương.  
Đây cũng là bức xúc của hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác trong cả nước. Ông Hoàng Minh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lào Cai than phiền: việc xử lý các phương tiện quá khổ, quá tải đang gây nhiều hệ lụy khó lường cho các doanh nghiệp ở tỉnh này như: tình trạng ùn tắc giao thông, hàng hóa không lưu chuyển được, chi phí vận tải tăng đột biến. 
Còn bà Trần Thị Đẹp - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang cho biết: “Việc kiểm tra tải trọng xe trên các quốc lộ trọng điểm mà Bộ GTVT đang thực hiện khiến chi phí vận tải tăng gấp 2 lần, khiến việc giải phóng hàng hóa tại các cảng bị ứ đọng do các doanh nghiệp vận tải đột ngột ngưng hoạt động”. 
Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cũng phản ánh, với việc kiểm tra xử lý của đoàn liên ngành về tải trọng cầu đường, xử lý lỗi vượt tải trọng cho phép như hiện nay thì hầu hết các xe chở container nếu tham gia giao thông đều vi phạm. Thực tế này khiến nhiều xe không dám chở hàng dẫn đến việc ùn tắc hàng hóa tại các cảng là không thể tránh khỏi.  
Theo đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, từ ngày 1/4, giao thông tuy có thuận lợi hơn do ít xe tải chạy trên đường hơn nhưng nhìn từ góc độ kinh tế là điều bất thường, không ai mong muốn. “Tốc độ lưu thông hàng hóa chậm do năng lực vận tải thiếu, hàng hóa dư thừa nhiều, hệ quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại. Trước đây cước phí vận tải thấp giá bán hàng hóa vì thế cũng thấp, người tiêu dùng được lợi. Bây giờ vận chuyển đúng tải, cước phí vận tải sẽ phải tăng, giá bán hàng hóa cuối nguồn cũng tăng theo, khó khăn lại đổ lên đầu doanh nghiệp và người tiêu dùng” - một doanh nghiệp lo lắng.  
“Sợ nhất là làm theo phong trào”
Tại Hải Phòng, hầu hết các sơ mi rơ- moóc nhập khẩu và sản xuất trong nước đang lưu hành, trọng tải cho phép tham gia giao thông tại các sổ kiểm định vừa không đồng nhất, vừa quá thấp so với thiết kế của nhà sản xuất. Điều này dẫn tới 60% sơmi rơ- moóc không đủ điều kiện chở hàng hóa đóng trong các container xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam. 
“Để thực hiện đúng theo quy định của Bộ GTVT, doanh nghiệp vừa cần phải cơ cấu lại đoàn xe, vừa phải bố trí xe cho phù hợp với từng loại chủng loại hàng hóa. Song, trong bối cảnh này hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều thiếu vốn trong khi đó các loại thuế, phí, xăng dầu, vật tư, phụ tùng… đều cao nên không dễ gì đầu tư ngay được mà cần phải có lộ trình nhất định” - ông Lê Văn Tiến, chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng cho hay. 
Nhiều doanh nghiệp lo sợ việc kiểm tra tải trọng này nếu thực hiện theo phong trào, theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột” thì sẽ “giết chết” doanh nghiệp. Theo họ, trước đây do buông lỏng quản lý kéo dài nhiều năm, gần như tất cả các nhà vận tải đều chở quá tải (200-300%). Muốn chở được nhiều thì chủ phương tiện phải cơi nới, hoán cải, thùng bệ chi phí rất cao (từ 50 triệu đến hàng trăm triệu đồng/xe). Nay, siết chặt quản lý xe quá tải, quá khổ, các chủ xe lại phải chi thêm tiền để sửa lại như cũ. 
Nếu như sau này các địa phương, các ngành lại buông lỏng quản lý, các xe chưa sửa chữa hoặc các xe mới mua lại được dịp chở quá khổ, quá tải thì các xe đã sửa chữa theo đúng chuẩn quy định sẽ bị làm khó và không thể cạnh tranh được và họ sẽ phải lựa chọn hoặc phá sản hoặc là lại bỏ một “đống tiền” ra để cơi nới lại. 
Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng, các doanh nghiệp vận tải và các chủ hàng đang băn khoăn, lo lắng không rõ các cơ quan quản lý nhà nước có các giải pháp triệt để, đồng bộ hay không để doanh nghiệp vận tải còn tính toán giá đầu vào sản phẩm và đầu tư phương tiện cho phù hợp. P.H
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên: Để các doanh nghiệp và nền kinh tế dễ thích ứng, tránh những hệ quả làm khó doanh nghiệp, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT và các tỉnh nên thực hiện việc kiểm tra trọng tải có lộ trình, đồng thời để hài hòa an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông với hiệu quả tối ưu của vận tải, đề nghị điều chỉnh theo hướng nâng trọng tải chở hàng cho các xe tải lên 30-40% khi cấp đăng kiểm.  

Đọc thêm

Nữ doanh nhân cùng kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững

Các đại biểu tham dự Diễn đàn sáng 05/7/2024. (Nguồn Hội LHPNVN)
(PLVN) - Phát triển kinh tế xanh là một xu hướng quan trọng và tất yếu trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu. Trong dòng chảy mới này, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, Lào và Campuchia đều đưa ra cam kết mạnh mẽ về tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững.

Doanh nghiệp cần “chuyển đổi xanh” mạnh mẽ để tăng lượng, tăng chất hàng xuất khẩu

Toàn cảnh Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp”
(PLVN) -  Tại Hội nghị “Giao dịch ngoại thương hiện thời: Sự đổi hướng trong chiến lược kinh doanh & quản lý tranh chấp” diễn ra vào chiều 4/7, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã nhấn mạnh đến việc chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh nhằm thu hút đầu tư cũng như tăng cường xuất khẩu hàng hoá...

Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước tiết lộ bản chất của mục tiêu "xác thực sinh trắc học"

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng khẳng định, việc triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345) là “chiến dịch” lớn nhằm mục đích phòng chống lừa đảo trên không gian gian mạng, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

SCIC cùng lúc có 2 Phó Tổng Giám đốc mới

Hai tân Phó Tổng Giám đốc SCIC (đứng giữa) nhận quyết định.
(PLVN) - Kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa nhận quyết định làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng công ty này.

Công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, kiểm soát tài chính, tài sản công

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…

Hướng tới 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục của doanh nghiệp. (Ảnh: T.H)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp luôn được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Năm 2024 đánh dấu 10 năm ngành Hải quan phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Sáng nay - 2/7, tại Hà Nội Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới”.

Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào cho hài hòa, hợp lý?

Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
(PLVN) - Quản lý xăng dầu vẫn còn những bất cập trong thời gian vừa qua. Các thành tố trong chuỗi kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết. Vậy làm thế nào để có thể quản lý thị trường xăng dầu hài hòa, hợp lý nhất? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để làm rõ về vấn đề này?

Từ hôm nay, giảm thuế VAT xuống còn 8% đến hết năm 2024

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ giảm còn 8%.

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..