Nghiêm cấm can thiệp xử lý xe quá tải

Nghiêm cấm can thiệp xử lý xe quá tải
(PLO) - Công tác quản lý nhà nước còn buông lỏng, chưa quản lý được tình trạng chở quá tải, bất chấp an toàn giao thông. Đó là lời thừa nhận được đưa ra tại hội nghị về việc tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Bộ Công an vừa tổ chức.
Sau một thời gian triển khai “siết” xe quá tải phá đường ở nhiều địa phương bằng trạm cân lưu động, số lượng xe ôtô vi phạm quy định về chở hàng hóa quá khổ, quá tải lưu thông trên đường đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, đại diện các ngành  chức năng cũng nhìn nhận, các lực lượng đang gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát, xử lý xe quá tải bởi còn một bộ phận không nhỏ các chủ hàng, lái xe vẫn cố tình vi phạm hoặc tìm mọi cách để trốn tránh sự kiểm tra.
Đại tá Đặng Trần Chiêu - Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, cân điện tử nhạy cảm với độ ẩm nước trên đường, do vậy các lái xe tìm mọi thủ đoạn như tưới nước lên lốp xe để cân điện tử bị sai lệch, hoặc “né” qua các tuyến đường tránh, tỉnh lộ. Khi các cơ quan chức năng làm nghiêm thì các đơn vị vận tải không chở hàng lên các nhà máy dẫn đến việc ngừng hoạt động sản xuất, đe dọa đời sống công nhân và gây áp lực kinh tế cho tỉnh.
Đại diện Sở GTVT tỉnh Lâm Đồng cũng cho hay, tỉnh đã được trang bị trạm cân lưu động trong tháng 9 nhưng các phương tiện vượt trạm rất nhiều, nhất là vào thời điểm lực lượng giao ca hoặc mưa lớn, hoặc đi sang các đường tránh để tránh kiểm soát.
“Người lái xe tìm cách “né” trạm cân để chở hàng. Lái xe vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân do chủ hàng ép buộc giảm giá. Một số địa phương viện ra lý do nếu siết chặt kiểm soát tải trọng như thế làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế địa phương, thậm chí còn có sự can thiệp vào quá trình kiểm soát, xử lý xe vi phạm” - ông  Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam bày tỏ quan điểm.
Nghiêm cấm can thiệp xử lý vi phạm 
Tại TP.Hồ Chí Minh, 80% xe trên đường xuất phát từ các cảng sông, cảng biển, nhà kho. Do vậy, nếu ngăn chặn được tình trạng quá tải từ “gốc” thì số vụ vi phạm sẽ giảm đáng kể… Tuy nhiên, nếu cảng nào làm chặt thì hàng hóa lại chuyển sang các cảng khác, gây mất cân đối. Do vậy, nhiều ý kiến đề xuất cần có chế tài bổ sung với các chủ xe, cảng biển khi xe chở quá tải.
Ngoài quy định xe quá tải phải lập tức dỡ bỏ phần quá tải thì cần phải có chế tài kiên quyết hơn, như giữ xe vi phạm, vấn đề bảo quản hàng hóa trên xe thì chủ hàng phải chịu trách nhiệm.
Đại tá Trần Sơn Hà - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an) đánh giá, xe quá tải bị xử lý trên đường chỉ là phần ngọn, mà gốc của vấn đề chính là xử lý từ các kho cảng dựa vào năng lực dự báo vận tải của ngành giao thông. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.