Nhà xuất bản Giáo dục "kiêm nghề" cho vay lãi?

Nhà xuất bản Giáo dục "kiêm nghề" cho vay lãi?
(PLO) - Cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp (DN) nhà nước là một thực tế rộng lớn, với muôn hình vạn trạng. Có DN sau khi CPH thì phát triển mạnh mẽ, giá chứng khoán luôn thuộc hàng “hot” trên sàn; có DN thì thua lỗ vì kinh tế khủng hoảng, không tìm được lối ra… 
Nhưng dù thế nào, tất cả đều có chung mẫu số, đó là những người sở hữu công ty đều mong mỏi đưa DN đi lên. Thế nhưng đứng ngoài mẫu số chung đó, vẫn còn những khác biệt oái oăm, mà trước khi CPH chắc chắn không thể hình dung nổi. Chúng tôi muốn đề cập đến ở đây trường hợp Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục 1 (CPTBGD1). 
Đây là công ty cổ phần (CP) mà Nhà nước nắm CP chi phối ngay từ khi tiến hành CPH với tỷ lệ là 51%. Công ty được CPH năm 2007. Trong 4 năm đầu, đại diện sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2011 thì quyền này được chuyển về cho Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam. 
Là một DN kinh doanh mảng thiết bị giáo dục, những tưởng có cổ đông chính là Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi NXB Giáo dục Việt Nam thì công ty sẽ có sự bứt phá ngoạn mục. Lẽ thường là thế nhưng sự “những tưởng” được hiểu như việc đương nhiên này lại không xảy ra. Sau khi CPH công ty thua lỗ trầm trọng, còn cổ đông thì không được chia cổ tức dù chỉ một lần…
Tuy nhiên, nói cho cùng thì việc thua lỗ cũng chưa phải là thảm họa nếu đặt trong bối cảnh có sự nỗ lực chung của tất cả mà vẫn không đạt kết quả. Nhưng ở đây thì khác, trong khi cổ đông tư nhân cứ miệt mài làm thì cổ đông nhà nước dường như đang lặng lẽ vắt kiệt lực của công ty.
Xin lấy một ví dụ điển hình, một năm sau khi tiếp nhận quyền đại diện phần vốn sở hữu nhà nước ở công ty, NXB Giáo dục Việt Nam đã cho chính doanh nghiệp này vay số tiền là 4,6 tỷ đồng với lãi suất là 12,5%/năm. Tất nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn thì mặc dù mức lãi suất này chẳng lấy gì làm ưu đãi nhưng Công ty CPTBGD1 vẫn phải “nhắm mắt” vay để có kinh phí duy trì hoạt động. 
Chưa nói đến việc bên cho vay đã sai luật khi không có chức năng tín dụng mà lại hoạt động tín dụng, thì riêng việc lấy tiền lãi của một công ty do mình là cổ đông chính đã cho thấy “thiện tâm” của DN này. Bất chấp việc công ty CP thua lỗ liên tục kể từ khi CPH, bất chấp cả việc mình có trách nhiệm chính trong việc thua lỗ đó để vẫn cho vay lấy lãi, hành động này, nói như tâm sự của một nhà đầu tư, “vừa không có trách nhiệm, vừa không có lương tâm”.
Ví dụ lớn là vậy, ví dụ nhỏ thì cũng không kém phần oái oăm. Đơn cử như việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký thuê đất của công ty. Theo quy định hiện hành, nếu đất phục vụ mục đích giáo dục thì được nộp tiền thuê bằng 50% so với đất kinh doanh thông thường. Tuy nhiên, công việc tưởng như đem lại lợi ích trực tiếp ngay cho DN này cũng không được các cổ đông nhà nước đoái hoài đến. Và kết cục là, tính riêng ở địa điểm số 62 Phan Đình Giót (Hà Nội) của công ty thì thay vì phải nộp tiền thuê đất là 4 tỷ đồng/năm thì nay sẽ phải đóng với mức 8 tỷ đồng/năm.  
Chưa nói đến việc phát triển, một công ty CP chỉ muốn duy trì sự ổn định thôi thì điều đầu tiên là các cổ đông phải đồng thuận vì tương lai của chính nơi mình bỏ vốn vào đầu tư. Nhưng ở đây thì ngược lại, qua những việc làm cụ thể có thể thấy tuy là cổ đông chi phối nhưng đơn vị đại diện cho quyền sở hữu vốn nhà nước dường như không quan tâm tới việc đồng vốn nhà nước sẽ còn hay mất, không quan tâm đến thực tại đầy bấp bênh của công ty. 
Đến lúc này, những nhà đầu tư bỏ vốn vào mua cổ phần tại DN này chắc hẳn đã nhận biết rõ sự thật vì sao một DN của ngành Giáo dục, có cổ đông chính cũng là đơn vị hàng đầu của ngành nhưng lại triền miên thua lỗ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

Thế hệ doanh nhân trẻ: Hiện thực hóa khát vọng khởi nghiệp, phát triển đất nước

(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế số và hội nhập toàn cầu, thế hệ doanh nhân trẻ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới, sáng tạo và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ không chỉ khởi nghiệp với khát vọng xây dựng những doanh nghiệp bền vững mà còn nỗ lực tạo ra các giá trị thiết thực cho xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, họ cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong thời đại mới.

Đọc thêm

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập

Tân cảng miền Trung đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng và UBND tỉnh Bình Định trong kỷ niệm 15 năm ngày thành lập
(PLVN) -  Chiều ngày 13/3, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Công ty cổ phần Tân cảng miền Trung, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã tổ chức buổi gặp mặt, tri ân khách hàng nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập (16/3/2010 - 16/3/2025) cũng như đón nhận Bằng khen của Bộ Quốc phòng và tỉnh Bình Định.

Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng

Đoàn giám sát làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2024, chiều 12/3, Đoàn giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng đã làm việc tại Công ty Cổ phần Đảm bảo giao thông đường thủy Hải Phòng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng: Hồ sơ phá sản SBIC đã lên tòa trước khi 2 bộ về 'một nhà'

Ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
(PLVN) - “Thực hiện Nghị quyết 220/NQ-CP của Chính phủ, chúng tôi đã hoàn tất các thủ tục phá sản đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) và các con công ty con... Hiện, hồ sơ để làm thủ tục đã gửi đi và đang chờ quyết định cuối cùng của cơ quan Tòa án”, ông Nguyễn Xuân Sang - Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025

Hé lộ những dự án mới của PV GAS trong năm 2025
(PLVN) - Trong buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) mới đây, lãnh đạo Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS) đã tiết lộ những dự án dự kiến sẽ được đơn vị này đầu tư trong năm 2025.

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom: Hy vọng và tin tưởng vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
(PLVN) - Tiếp theo thành tựu của các kỷ nguyên giải phóng dân tộc và hội nhập quốc tế, giờ đây những doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam đang trở thành trụ cột của đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong không khí đầu Xuân của một kỷ nguyên mới, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn doanh nhân Hoàng Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT - FPT Telecom.

Năm 2025 sẽ là một năm khởi sắc với doanh nghiệp

Theo ông Trần Đăng Nam, chúng ta đang có cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế. (Ảnh trong bài: Đoan Trang)
(PLVN) - 2024 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với doanh nghiệp (DN) Việt, nhưng bức tranh nền kinh tế đã có những gam màu tươi sáng hơn. Trong năm 2025, hoạt động sản xuất, kinh doanh được các chuyên gia dự báo sẽ ổn định và tăng tốc phát triển. Sự phục hồi và tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tư duy sáng tạo và nắm bắt cơ hội của các DN.

Biến 'sa mạc' khô hạn thành những vườn xanh tươi tốt

Ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) - Ninh Thuận và Bình Thuận có tiếng là nắng, gió, cát khắc nghiệt, ít mưa như “sa mạc”, là những yếu tố “kẻ thù” của nông nghiệp. Nhưng nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đã thay đổi, biến những vùng đất khô hạn thành những vườn xanh tốt tươi.