Không để pháp nhân tiếp tục “nhởn nhơ” làm giàu bất chính

(PLO) - Theo quy định tại Điều 2 của Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành thì chỉ truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân người phạm tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân. Thực tiễn cho thấy đã đến lúc phải điều chỉnh vấn đề này để những tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật không thể nhởn nhơ làm giàu bất chính.
Chưa có sức răn đe pháp nhân vi phạm
Gần đây nhất là vụ Công ty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu độc hại xuống lòng đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Đến nay, thực hiện kế hoạch khai quật các hố chôn theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thì cũng mới chỉ khai quật được 2/5 khu vực và điều đặc biệt là khối lượng chất thải nguy hại đã khai quật được vượt xa so với dự kiến và khai báo ban đầu (khai báo có 380kg, còn khai quật bước đầu đã lên tới hơn 3 tấn). Chưa thể biết được còn bao nhiêu tấn chất thải nguy hại còn dưới lòng đất tại Công ty Thanh Thái… 
Liệu việc xử lý hành chính 421 triệu đồng có mở đường cho Công ty Thanh Thái thoát xử lý hình sự? Trong ảnh: Hiện trường kinh hoàng vụ chôn thuốc sâu
 Liệu việc xử lý hành chính 421 triệu đồng có mở đường cho
Công ty Thanh Thái thoát xử lý hình sự?
Trong ảnh: Hiện trường kinh hoàng vụ chôn thuốc sâu
Tuy nhiên, điều mà dư luận thắc mắc là tại sao UBND tỉnh Thanh Hóa không chỉ đạo khởi tố vụ án mà lại xử lý hành chính công ty này khi mà hành vi cố tình chôn chất độc hóa học đã được phơi bày bằng thực tế, lời khai của các đối tượng?. Liệu việc xử lý hành chính 421 triệu đồng có mở đường cho Công ty Thanh Thái thoát xử lý hình sự?.
Đáng lo ngại và bức xúc hơn cả là chiểu theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành thì khó có thể “buộc” trách nhiệm hình sự đối với Công ty Thanh Thái, tương tự các vụ việc nổi cộm như Vedan và Sonadezi Long Thành những năm trước. 
Thực tiễn cho thấy không ít tổ chức kinh tế, doanh nghiệp (pháp nhân) vì chạy theo lợi ích cục bộ, có sự thông đồng từ người phụ trách đến nhân viên, đã bất chấp sự an toàn, tính mạng, sức khỏe của cộng đồng, thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng có tính chất tội phạm, nhất là trong lĩnh vực kinh tế như đầu cơ, trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu hoặc vi phạm các quy định về tài chính, ngân hàng, chứng khoán, về bảo vệ môi trường, về bảo hộ lao động... nhưng cũng chỉ có thể xử lý bằng các chế tài xử phạt khác (hành chính, kinh tế, dân sự). Việc xử lý bằng những chế tài này chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa các pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm.
Bổ sung là cần thiết
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một vấn đề không mới, được ghi nhận trong pháp luật hình sự của nhiều nước. Ở nước ta, vấn đề này đã được đặt ra từ khi xây dựng BLHS năm 1999. Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào năm 2009, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân để xử lý đối với các trường hợp tổ chức kinh tế (pháp nhân) thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm. 
Do vậy, ông Trần Văn Dũng (Vụ Pháp luật Hình sự -  hành chính, Bộ Tư pháp) cho rằng, cần nghiên cứu bổ sung các quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo hướng xác định rõ chính sách xử lý hình sự đối với các pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội; những loại tội phạm nào thì pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (có thể là các tội phạm về kinh tế, thuế, chứng khoán, môi trường...); các chế tài áp dụng đối với pháp nhân cũng như loại pháp nhân nào có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (có thể chỉ những pháp nhân là tổ chức kinh tế mà không điều chỉnh các pháp nhân khác như pháp nhân là cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - tổ chức chính trị xã hội). 
“Quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân không chỉ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta mà còn đáp ứng những đòi hỏi của các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, nhất là Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Công ước chống tham nhũng” - ông Dũng phân tích.

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.