64% học sinh THPT nói dối cha mẹ

(PLO) - Rất nhiều clip nữ sinh đánh bạn như dân anh chị, du côn ngay trong lớp học vẫn thường xuyên được đăng tải trên mạng. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều chuyên gia, học giả, nhà khoa học bày tỏ sự lo lắng về đạo đức học đường.
64% học sinh THPT nói dối cha mẹ
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Việt Nam, hiện nay tỷ lệ học sinh tiểu học nói dối cha mẹ là 22%, THCS là 50%, còn THPT là 64%. Sự dối trá, không trung thực của trẻ nếu kéo dài có thể dẫn đến những hành vi không tốt như: trộm cắp, có những hành vi bạo lực vi phạm pháp luật ở tuổi chưa thành niên.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
 Ảnh minh họa. Nguồn internet
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Công an, trong năm 2012 tình hình tội phạm do người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%. Hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. 
Cô Đào Thị Kim Thoa (Trường Tiểu học Cẩm Thượng, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cũng cho rằng, chương trình sách giáo khoa Đạo đức cấp tiểu học còn chưa phù hợp với thực tế để rèn luyện các em. “Nội dung trong sách còn sơ sài, ít tranh ảnh minh họa, chưa gắn với lối sống của học sinh. Thời lượng giảng dạy môn Đạo đức-Giáo dục công dân từ cấp tiểu học đến THPT chỉ có 1tiết/tuần là quá ít nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa thể truyền tải, giảng dạy được kỹ nên các em đã không ý thức được việc tu dưỡng đạo đức, trách nhiệm của việc mình làm”.
Và một thực tế nữa, hiện nay ở cấp tiểu học và THCS, giáo viên chủ nhiệm phải kiêm nhiệm dạy luôn môn Đạo đức. Ở cấp THPT, tình trạng thiếu giáo viên dạy môn Giáo dục công dân vẫn khá phổ biến, vì có những giáo viên dạy Văn, Sử, Địa phải kiêm nhiệm giảng dạy Giáo dục công dân. Việc giáo viên phải kiêm nhiệm giảng dạy nhiều môn đã dẫn đến việc họ không thể tập trung vào việc giảng dạy chuyên sâu cho môn Đạo đức-Giáo dục công dân.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT), khi xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm đạo đức, tội phạm chưa thành niên thì nhiều người cho rằng do trẻ không được giáo dục từ nhà trường là chưa chính xác, mà phải có trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. 
Còn cô giáo Vũ Thị Quyên (Trường Tiểu học Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) nêu thực tế: Việc trẻ em “chây ì”, sống ích kỷ có nhiều nguyên nhân từ phía gia đình. Nhiều phụ huynh chỉ quan tâm đến kiến thức, trình độ văn hóa mà ít quan tâm đến việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho con. Họ cho rằng, môn Đạo đức ở trường chỉ là môn học phụ và phó mặc việc rèn luyện nhân cách của con cho giáo viên.
Không phải “cần học” mà “cần sống”
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh, giáo dục đạo đức là trang bị cho học sinh năng lực để tự điều chỉnh bản thân trong xã hội hiện đại với nhiều vấn đề phức tạp. Xã hội hiện đại cần những kỹ năng gì, năng lực gì để lớp trẻ có thể hòa nhập và hoàn thiện mình thì trong nhà trường hãy tập trung trang bị cho học sinh cái đó, cần bỏ những kiến thức quá trừu tượng, xa rời thực tế đời sống. Ví dụ như thế hệ trẻ bây giờ cần học cách chào hỏi, ăn mặc, ứng xử trong những tình huống khác nhau, cách vượt qua khó khăn, hòa nhập, chia sẻ với cộng đồng, cần biết các quy định pháp luật, những vấn đề đang diễn ra trong xã hội...
Tuy nhiên, tất cả những điều đó không nên thiết kế như một bài truyền dạy, mà hiệu quả của giáo dục chỉ có thể đạt được bằng trải nghiệm của chính người học.
Ông chia sẻ: “Tôi không quan niệm đây là việc “cần học” mà là việc “cần sống”. Giá trị sống phải do mỗi người tự trải nghiệm, đúc kết. Nhưng nếu ở phần “giáo dục pháp luật” chỉ cần trang bị cho học sinh những quy định cụ thể về pháp luật thì ở giáo dục giá trị sống, người giáo viên phải nâng mình hơn một bậc, thật sự tác động được tới tâm hồn, tình cảm của các em. Làm được điều đó thì mới có thể thành công”.
Cô giáo Đào Thị Kim Thoa cũng lo ngại, trẻ em càng lớn thì tâm, sinh lý sẽ có nhiều sự thay đổi, muốn được khám phá những điều mới lạ. Nếu không được gia đình, người thân và nhà trường cùng quan tâm, kịp thời phát hiện những điều sai, suy nghĩ lệch lạc thì sẽ hình thành những thói hư ngay từ khi còn bé. Những thói hư, tật xấu sẽ kéo dài cho đến khi các em trưởng thành và đến một lúc nào đó có điều kiện tác động, các em sẽ có những hành vi vi phạm pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.