'Canh bạc' làm giàu của triệu phú bồ câu

Anh Minh bên trang trại bồ câu
Anh Minh bên trang trại bồ câu
(PLO) - Câu chuyện khởi nghiệp của “gã triệu phú” này như một “canh bạc” mà trước đó rất nhiều người cho rằng chẳng khác nào “ném tiền qua cửa sổ”. Thế nhưng chính từ sự “điên rồ” này, đến bây giờ, anh Minh đã có trong tay một gia tài và là một trong những gương mặt trẻ được tỉnh Ninh Thuận tặng bằng khen về thành tích vượt khó làm giàu trên mảnh đất đầy nắng và gió…

Ở vùng đất được mệnh danh "nắng như Phan, như Rang" Ninh Thuận, hiếm có người nào lại nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo là mở trang trại nuôi chim bồ câu để làm giàu như anh Trần Văn Minh (SN 1970, ngụ thôn Lạc Tân 1, xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam).

Ý tưởng “khùng” của gã xe ôm

Thật khó để nhận ra được Minh “triệu phú” khi bắt gặp người đàn ông có làn da ngăm đen này ở một góc đường bên cạnh chiếc xe gắn máy cà tàng với chiếc áo thun cũ kĩ đang đứng đợi khách.

Được một xe ôm dẫn đường, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của “gã xe ôm triệu phú” ở cách đó không xa. Lúc khách đến nhà thì anh Minh cũng vừa lên trang trại bồ câu và dê của mình ở cách nhà khoảng hơn 5km.

Trang trại là một khoảng đất rộng chừng vài héc ta được bao bọc bởi những hàng lưới B40, bên ngoài đề tấm bảng lớn với hàng chữ màu xanh đậm: “Chuyên cung cấp giống bồ câu, thuốc thú y Xinh Nhỏ”.

Tiếp chúng tôi, anh Trần Văn Minh, người dân hay gọi bằng cái tên thân mật là Minh “xe ôm” hay Minh “bồ câu”. Thấy chúng tôi tò mò vì những biệt danh của mình, người đàn ông dẫn chúng tôi vào bên trong trại bồ câu rồi bảo: “Vì tôi là người nuôi bồ câu nhiều nhất ở vùng này nên nhiều người gọi Minh “bồ câu” để dễ phân biệt. Còn chuyện chạy xe ôm là để nhớ… một thời cực khổ”.

Kể lại chặng đường khởi nghiệp đầy khó khăn, anh Minh cho biết mình là con thứ trong gia đình thuần nông có gốc ở Nha Trang, Khánh Hòa. Tuổi trẻ của anh là những ngày tháng cơ cực với nhiều nghề khác nhau để nuôi sống bản thân. Sau khi các anh chị có gia đình, anh được một người bà con giới thiệu vào làm cho một công ty ở Nha Trang.

Có thu nhập đủ sống nhưng chả nhẽ cả đời làm công nhân nên anh Minh nghỉ việc, chuyển ra ngoài làm. Lúc đầu chưa tìm được ý tưởng đầu tư, anh thuê một chiếc xe ba gác vận chuyển hàng hóa kiếm sống qua ngày. Được vài ba tháng, công việc ít, anh Minh chuyển sang làm nghề chạy xe ôm. Trong suốt gần 3 năm chạy xe, tới nhiều nơi, gặp gỡ với nhiều người, anh nảy ra ý định bán hàng ở khu vực biển Nha Trang.

Anh chuyển qua một số nghề khác như mở shop bán quần áo, bán giày dép cho du khách nước ngoài. Nhưng vài năm sau, số lượng cửa hàng quần áo mọc lên ngày càng nhiều khiến cửa hàng của anh rất khó cạnh tranh. Không chịu đầu hàng số phận, anh vào đất Ninh Thuận tiếp tục hành nghề xe ôm và tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp.

Năm 2001, nhận thấy đất Ninh Thuận nắng gió phù hợp với nghề nuôi dê, anh đã vay mượn tiền mua 30 con dê bách thảo làm giống. Sau đó, thấy giống dê Boer nhập ngoại từ Pháp có chất lượng cao hơn, vợ chồng anh đã đầu tư mua thêm 2 con dê đực làm giống. Thời gian cần mẫn chăm sóc, số lượng đàn dê đã tăng lên vài trăm con. Tuy nhiên đúng lúc đó, “vận đen” khi giá dê giảm đến mức bèo bọt để lại cho anh một khoản nợ nần.

Trang trại tiền tỉ

Không chịu lùi bước trước thất bại, vợ chồng anh Minh tiếp tục đầu tư mở trang trại nuôi bồ câu. Trang trại của người đàn ông này được phân ra thành 3 khu A, B, C để nuôi những loại chim bồ câu khác nhau.

Theo giới thiệu của anh Minh, khu A được nuôi giống bồ câu cỏ với số lượng khoảng hơn 100 cặp với chi phí gần 200 triệu đồng. Đối với mỗi cặp bồ câu giống, anh ngăn thành hai ô nhỏ, một ô trải rơm cỏ để dành cho bồ câu mẹ sinh trưởng và đẻ trứng, sau khi những chim con chào đời được 1-2 ngày thì chuyển sang ô bên cạnh để tiện cho việc chăm sóc của bồ câu bố mẹ cũng như vệ sinh chuồng trại. Khu A cũng còn được chia nhỏ thành hai khu A1 và A2 để dễ dàng quản lí và chăm sóc.

Kế đến là khu B dành để nuôi bồ câu lấy thịt thương phẩm, điều đặc biệt ở khu này là anh Minh chỉ nuôi loại bồ câu lai Pháp. Giải thích về loại chim bồ câu này, ông chủ trang trại cho biết, trong quá trình nuôi bồ câu cỏ, anh học hỏi thêm kinh nghiệm từ sách vở và những kĩ thuật chăn nuôi khác từ những thương nhân ở Sài Gòn.

Được giới thiệu giống bồ câu lai Pháp có trọng lượng lớn hơn, lại dễ dàng thích nghi với vùng đất nắng nóng như Ninh Thuận, sau nhiều đêm trăn trở, anh Minh quyết định mở rộng thêm trang trại và vay thêm số tiền lớn từ ngân hàng để đầu tư vào mua giống bồ câu mới.

May mắn đã mỉm cười với người đàn ông này khi sau hơn 1 năm thử nghiệm, số lượng bồ câu đã tăng lên hơn 300 cặp từ 100 cặp ban đầu. Trọng lượng mỗi cặp từ 1 – 1,4 kg/cặp với giá bán 60.000 đồng/cặp, chỉ tính riêng khu chăn nuôi khu bồ câu lai này, vợ chồng anh đã thu được số tiền khá lớn.

Từ thành công ban đầu, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư thêm vốn mua thêm giống bồ câu thuần Pháp để thả nuôi ở một khu riêng và đánh dấu là C1. Ngoài việc phải thuần thục những đặc tính sinh trưởng và sinh sản của giống bồ câu ngoại này, vợ chồng anh Minh còn không ngừng nghiên cứu về khí hậu cũng như cách bố trí chuồng trại phù hợp với sự phát triển của bồ câu.

Trang trại bồ câu của anh Minh

Trang trại bồ câu của anh Minh

“Thời gian thả nuôi ban đầu, vợ chồng tôi đã lỗ hơn trăm triệu đồng vì giống bồ câu này chưa thích nghi với môi trường nên sinh ra dịch bệnh và chết hàng loạt. Sau khi đã tham khảo những người nuôi bồ câu ở những thành phố lớn cũng như những cán bộ thú y ở địa phương, vợ chồng tôi không nản chí mà tiếp tục đầu tư để thả nuôi lại khoảng 150 cặp”, anh Minh kể lại quá trình nuôi giống bồ câu ngoại.

Vì thời tiết ở vùng đất này quá khô hạn, anh Minh đã phải thuê người đầu tư trải nền bằng cát có pha vỏ trấu, thêm vào đó là đầu tư một giàn điện và nguồn nước kịp thời để làm ẩm nền đất. Thuốc men của loại bồ câu này trên thị trường tỉnh Ninh Thuận cũng khá hiếm, nên anh phải mang từ thành phố về.

“Sau gần 2 năm thử nghiệm, chúng tôi đã thu được một khoản lợi nhuận ổn định”, anh Minh chia sẻ. Theo anh Minh, vùng đất Ninh Thuận được mệnh danh là chảo lửa của đất nước, quanh năm khô hạn nên rất khó để đầu tư một vật nuôi gì cho phù hợp. Lúc vợ chồng anh mới thành lập ý tưởng chăn nuôi bồ câu và gửi lên chính quyền địa phương để xin giấy phép, nhiều người không thể tin được là mô hình này sẽ thành công.

Trong khi đó, người dân địa phương thì không ngớt lời bàn tán mỉa mai về sự “điên rồ” của anh Minh. Không ai ngờ rằng, chưa đầy 3 năm đầu tư cho trang trại, đến nay mỗi năm vợ chồng anh lại thu nhập mỗi năm 200 – 400 triệu đồng đồng thời giúp đỡ nhiều người khởi nghiệp theo mô hình của mình.

“Đối với tôi, việc quan trọng nhất không nằm ở chỗ người khác đánh giá thế nào. Những người khác không làm được thì mình rút kinh nghiệm và khắc phục những nhược điểm để có được thành công. Dám tự thử thách mình và mày mò thì mới có được thành quả như ý. Đối với việc nuôi chim bồ câu hay chăn nuôi bất cứ con vật nào, điều quan trọng là phải hiểu được đặc tính riêng của từng loại, phải siêng năng tìm hiểu những phương thức phù hợp với từng loại", anh Minh chia sẻ./.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.