Những con số đè nặng lưng người dân Việt Nam

Những con số đè nặng lưng người dân Việt Nam
(PLO) - Có mấy con số trong thời gian này được nhắc đến nhiều, tưởng chẳng liên quan đến nhau, nhưng nó đều có chung một trọng số. Ấy là những con số đè nặng lên lưng mỗi một người dân Việt Nam…

Về dự án đường sắt trên cao, kết luận của chính Thanh tra TP Hà Nội cho thấy, chỉ trong 2 năm, dự án này đã đội giá 10.000 tỷ đồng. Một tờ báo đã bình luận cay đắng đây là việc vác tiền dân đi biếu nhà thầu nước ngoài. Con số này đặt trong mối tương quan của nợ công của nước ta mới thấy những nghịch lý khó lòng chấp nhận. Con số của Bộ Tài chính dự báo, giả định rằng tăng trưởng GDP vào khoảng 6,7 – 7% thì nợ công năm 2017 sẽ lên đến 64,8% GDP. Tính đến thời điểm hiện tại, nợ công Việt Nam đang là 94,85 tỷ USD, nợ bình quân là 1.039 USD/người. Quy ra tiền Việt, mỗi người dân Việt Nam đang cõng trên lưng gần 23 triệu đồng tiền nợ.

Nhưng nợ lại gắn với nhập siêu cao, trong lúc Việt Nam là một trong những quốc gia đang ở mức thu nhập trung bình thấp, và dân thì có thói quen xài sang. Từ điện thoại sang nhất đến siêu xe, hễ thế giới có là Việt Nam khắc có. “Chán đời” là điều này không phản ánh sự giàu có hay phồn vinh của cả một đất nước mà nó bắt nguồn từ tâm lý tiểu nông, “có nghèo cũng vay mượn cho thằng Tèo” bằng bạn bằng bè! Và rồi sự “sang chảnh” giả tạo được tạo ra từ những đống nợ nần, thậm chí nợ xấu, nợ tiền kiếp, nợ đời này bắt đời sau phải trả. Nợ nhiệm kỳ này… để nhiệm kỳ sau phải trả!

Nợ nần, xài sang là một nhẽ, nhưng bi kịch hơn là sự lãng phí tiền bạc của dân vào bao nhiêu dự án treo, bao nhiêu công trình xây xong bỏ phí, bao nhiêu dự án đầu tư mới đi vào hoạt động đã xuống cấp nghiêm trọng. Sự đầu tư dàn trải bị lũng đoạn, thiếu năng lực, thiếu tầm nhìn… đã làm cho đất nước nợ đầm đìa, dân tình đã nghèo lại cõng trên lưng cả đống nợ nần vì những dự án trên giấy được vẽ ra rất hoành tráng từ các khoản tiền chủ yếu đi mượn.

Để minh chứng cho sự lãng phí này không hề khó khăn khi đi lấy dẫn chứng. Nó nhiều đến mức gần như địa phương nào cũng có. Hay đơn giản nhất, chỉ cần vào google gõ từ khóa “dự án bỏ hoang”, chỉ trong khoảng 0,57 giây đã cho ra 49.900 kết quả. Trong đó có rất nhiều “dự án nghìn tỷ” mà Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và có kết luận.

Nếu theo tư duy thông thường nhất, đã nghèo thì phải tiết kiệm, đã nghèo thì phải chắt bóp. Khi cùng cực lắm thì phải đi vay, đã vay thì phải trả. Muốn trả thì lại phải tiết kiệm và tích cóp và có kế hoạch chi tiêu hợp lý. 

Vậy nhưng ở ta dường như cái tư duy đơn giản này lại có chiều hướng được thực hiện ngược lại. Ấy là: Nghèo vẫn xài sang, không có thì đi vay để xài cho sướng. Vay xong thì phung phí và lãng phí. Cuối cùng là…nợ lại chồng lên nợ. Chưa cấn đến tư duy kinh tế vĩ mô của các nhà kinh tế học, một người dân có tư duy bình thường nhất cũng nhận ra rõ điều này. 

Một dự án hai năm đội vốn 10.000 tỷ chỉ là một ví dụ. Sức dân có hạn, sao có thể còng lưng trả nợ những món chi do “vung tay quá trán” mà họ không hề mong đợi? Cứ vậy, bao giờ đất nước mới thực sự hết nghèo? Bao giờ mới hết những nỗi ám ảnh nợ nần?.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cơ hội gia tăng xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang thị trường Anh nhờ hiệp định UKVFTA

Việt Nam có nhiều lợi thế để xuất khẩu nội thất bằng gỗ sang thị trường Anh.
(PLVN) - Một trong những động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu đồ nội thất gỗ sang Anh chính là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA ). Bởi, Hiệp định này đã tạo ra những ưu đãi lớn về thuế quan, khi nhiều mặt hàng gỗ được áp dụng mức thuế suất 0% trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...