Tất cả văn bản công chứng đều được xem là chứng cứ, là hợp pháp?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Khi và chỉ khi văn bản công chứng đáp ứng được tính hợp pháp cả về nội dung và hình thức, phản ánh đúng ý chí của người yêu cầu công chứng, thiện chí, trung thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích của bên thứ ba thì mới được coi là chứng cứ. 

Vụ kiện hi hữu

Ngày 01/10/2014, tại Văn phòng Công chứng (VPCC) E, vợ chồng ông A, bà B thường trú tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (tên nhân vật, tên văn phòng công chứng đã được thay đổi) đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 139 đối với thửa đất diện tích 41m2 cùng ngôi nhà 4 tầng đầy đủ các thiết bị trong nhà và nội ngoại thất cho ông C, bà D. 

Ông C đã liên hệ bộ phận một cửa UBND huyện Phúc Thọ làm thủ tục xin cấp sổ đỏ mới, nhưng khi cán bộ địa chính xã đo đạc lại nhận thấy diện tích thực tế là 43,6m2 (tăng thêm 2,6m2).

Ngày 11/6/2015, vợ chồng ông A, bà B và vợ chồng ông C, bà D có đến VPCC E để cùng nhau bàn bạc và đề nghị VPCC huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 139, ký hợp đồng mới. VPCC yêu cầu các bên là ông A, bà B và ông C, bà D ký vào văn bản huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được VPCC E công chứng ngày 01/10/2014 với diện tích 41m2. 

Sau khi các bên thực hiện ký văn bản hủy hợp đồng xong, VPCC đã đóng dấu huỷ hợp đồng số 139 và yêu cầu ông A, bà B, ông C, bà D ký hợp đồng mới với diện tích 43,6m2. Ông C, bà D đã ký hợp đồng mới nhưng ông A, bà B không ký vào hợp đồng chuyển nhượng mới và cầm 01 bản hợp đồng cũ số 139 và nói để đi hỏi mọi người xem có vấn đề gì không. Sau đó ông A nói với ông C buổi chiều mới đến VPCC để ký hợp đồng mới nhưng “một đi không trở lại”.

Các bên phát sinh tranh chấp, đã được UBND xã tổ chức hòa giải 2 lần nhưng không thành. Lấy lý do ông C, bà D đã ký văn bản hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên ông A, bà B đã kiện ông C, bà D ra Tòa án nhân dân huyện Phúc Thọ yêu cầu trả lại đất và nhà. 

Vụ án hi hữu này đã được TAND huyện Phúc Thọ thụ lý xét xử sơ thẩm. Hội đồng xét xử TAND huyện Phúc Thọ đã nghiên cứu kỹ các tài liệu có trong vụ án cùng với các chứng cứ thu thập được cũng như các văn bản kiến nghị của luật sư. 

Khi  nào văn bản công chứng được coi là chứng cứ?

Thực tế cho thấy, sau khi ký hợp đồng công chứng ngày 01/10/2014, ngày 16/10/2014 các bên có văn bản thể hiện lại nội dung việc chuyển nhượng và bên mua nhận nhà, bên bán đã nhận đủ tiền, các bên không còn vướng mắc gì. Ngay sau khi nhận nhà, bên mua đã sử dụng, sửa chữa nhà theo nhu cầu của mình và thực hiện các thủ tục sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật. 

Việc bên mua muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới đúng với diện tích 43,6m2 nên cần hủy bỏ hợp đồng công chứng đã ký kết vào ngày 01/10/2014 để ký kết hợp đồng mới cho phù hợp với diện tích thực tế là hoàn toàn chính đáng, không trái pháp luật. Để thực hiện nguyện vọng của bên mua thì giữa các bên sẽ ký đồng thời vào hai văn bản (hủy hợp đồng chuyển nhượng cũ và ký hợp đồng chuyển nhượng mới) sau đó công chứng viên xác nhận vào hai văn bản đó và cấp cho bên mua văn bản chuyển nhượng mới để bên mua làm căn cứ thực hiện các thủ tục sang tên trước bạ. 

Tuy nhiên, do sự đơn giản trong thủ tục ký kết hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng cũ để ký kết hợp đồng chuyển nhượng mới của các bên và của VPCC E nên dẫn đến việc tuy bên bán đồng ý cùng bên mua đến VPCC nhưng bên bán chỉ ký văn bản hủy hợp đồng cũ mà không ký vào hợp đồng chuyển nhượng mới dẫn đến tranh chấp. 

Thực tế, hai bên chỉ có hành vi ký văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng mà không kèm theo việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ có liên quan. Chỉ hành vi đó không có giá trị phủ nhận các quyền và nghĩa vụ các bên đã thực hiện xong trong giao dịch chuyển nhượng nhà đất, cụ thể: bên bán đã nhận đủ tiền, bên mua đã nhận nhà và không thể phủ nhận các văn bản, tài liệu khác thể hiện sự giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa các bên, các quyền và nghĩa vụ của các bên đã hoàn tất, không còn vướng mắc gì. 

Hơn nữa, trong Phiếu yêu cầu công chứng đề nghị hủy hợp đồng cũ chỉ có duy nhất chữ ký của ông C, không có chữ ký của ông A, bà B, bà D. Điều này là không đúng với quy định tại khoản 1 điều 51 Luật Công chứng: “Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó”. 

Tại khoản 3 Điều 4 “Cam đoan của các bên” trong văn bản hủy ghi nhận: “Bên B trả lại cho bên A bản chính các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất theo Hợp đồng nêu trên. Bên A trả lại cho bên B toàn bộ số tiền nhận chuyển nhượng mà bên B đã giao cho bên A”. Tại khoản 4 Điều 4 “Cam đoan của các bên” trong văn bản hủy ghi nhận: “Các bên đã thống nhất giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng nói trên trước khi ký văn bản này và cam đoan không thắc mắc, khiếu kiện gì”. 

Trên thực tế, ngoài việc ký văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng số 139 thì hai bên không thực hiện bất kỳ hành vi nào khác, nhất là các hành vi được ghi nhận trong khoản 3, khoản 4 Điều 4 tại văn bản hủy. Hay nói cách khác, nội dung Văn bản hủy hợp đồng chuyển nhượng không đúng sự thật, không đúng với bản chất sự việc, không đúng với thực tế; chỉ là văn bản mang tính giả cách, nên đã bị TAND huyện Phúc Thọ xử sơ thẩm, TAND thành phố Hà Nội xử phúc thẩm tuyên văn bản hủy vô hiệu, công nhận hợp đồng cũ số 139 ký ngày 01/10/2014 có hiệu lực pháp luật. 

Như vậy, không phải tất cả văn bản công chứng đều được xem là chứng cứ, là hợp pháp. Khi và chỉ khi văn bản công chứng đáp ứng được tính hợp pháp cả về nội dung và hình thức, phản ánh đúng ý chí của người yêu cầu công chứng, thiện chí, trung thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không xâm phạm lợi ích của bên thứ ba thì mới được coi là chứng cứ.

Tin cùng chuyên mục

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.

Đọc thêm

Độc quyền cung cấp pháo hoa có trái chỉ thị của Thủ tướng?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Bộ Quốc phòng cho biết, việc người dân được phép mua và sử dụng pháo hoa trong các dịp lễ, tết là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành, không trái với chỉ thị của Thủ tướng. Bên cạnh đó, quy định độc quyền cung cấp sản phẩm pháo hoa là nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, và đã có các biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa tiêu cực.

Công trình vi phạm hành lang thủy lợi kênh Đĩnh Đào (Hải Dương): UBND huyện Tứ Kỳ chỉ đạo lên kế hoạch giải tỏa

Công trình có quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ CTTL kênh Đĩnh Đào. (Ảnh trong bài: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan đến việc xử lý công trình quy mô lớn nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) kênh Đĩnh Đào (thuộc địa bàn xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương), đại diện Trạm quản lý công trình Cầu Xe - An Thổ thuộc Cty TNHH MTV Khai thác CTTL Bắc Hưng Hải đề nghị UBND huyện Tứ Kỳ xử lý nghiêm, dứt điểm.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”

Hà Nội: Một bạn đọc cho rằng bị cơ quan đăng ký đất đai “làm khó”
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) cho rằng Văn phòng đăng ký đất đai TP Hà Nội - Chi nhánh quận Hai Bà Trưng (VPĐKĐĐ Hai Bà Trưng) ban hành quyết định ngăn chặn (hủy Giấy chứng nhận (GCN)) với căn nhà là tài sản hợp pháp của gia đình bà Khánh sau khi nhận chuyển nhượng.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra vi phạm tại một số dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Toàn cảnh buổi công bố KLTT. (Ảnh: thanhtra.com.vn)
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố công khai kết luận thanh tra (KLTT) việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (SDĐ) từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2019 của DN nhà nước, DN cổ phần hoá; theo Quyết định 588/QĐ-TTCP ngày 27/10/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý

Công dân phản ánh sự việc cấp sổ đỏ có dấu hiệu vi phạm: UBND tỉnh Thanh Hóa giao huyện Đông Sơn xử lý
(PLVN) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản 14704/UBND-TD ngày 07/10/2024 giao Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn giải quyết phản ánh của Báo PLVN về đơn thư của bạn đọc Nguyễn Bá Khương (ngụ thôn Kim Sơn, xã Đông Tiến); có văn bản trả lời Báo PLVN và báo cáo Chủ tịch tỉnh trước 10/11/2024.

Bình Dương: Vụ kiện đòi tăng tiền bồi thường khi bị địa phương thu hồi đất

Sau khi bị cưỡng chế thu hồi đất, ông Dũng đã khởi kiện sự việc đến TAND tỉnh Bình Dương. (Ảnh trong bài: Mạnh Hùng)
(PLVN) - Ông Dũng nêu ý kiến “khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì khu đất được quy hoạch là đất ở đô thị. Bồi thường giá đất lúa là chưa thỏa đáng, đề nghị xem xét tăng giá bồi thường”. Trong khi đó, lãnh đạo UBND Tân Uyên cho biết “việc ông Dũng đề nghị tăng giá bồi thường là không có cơ sở xem xét”.