Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định về thứ tự thanh toán tiền thi hành án

Một buổi cưỡng chế thi hành án tại Quảng Ninh.
Một buổi cưỡng chế thi hành án tại Quảng Ninh.
(PLO) - Thực tiễn cho thấy, thời gian qua không ít trường hợp thi hành án liên quan đến việc áp dụng quy định về thứ tự thanh toán tiền thi hành án chưa cụ thể khiến cơ quan thi hành án dân sự (THADS) không biết phải xử lý như thế nào. Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật và tạo thuận lợi cho công tác THADS, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong vụ việc thi hành án, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về vấn đề này tại Luật THADS và các văn bản khác cho phù hợp với thực tiễn.

Có thể gây khiếu nại kéo dài

Trong quá trình tổ chức thi hành án, do phải thu nhiều khoản khác nhau và không phải lúc nào cơ quan THADS cũng thu đủ số tiền để thanh toán cho tất cả các nghĩa vụ của người phải thi hành án theo quyết định, bản án của Tòa án nên khi chấp hành viên thực hiện việc phân phối tiền có thể gây bức xúc cho người được thi hành án, thậm chí gây khiếu nại kéo dài. Điều 47 Luật THADS 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 đã phần nào xác định rõ thứ tự thanh toán tiền thi hành án. Phân chia tiền thu được trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thi hành án khác nhau. 

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 47 Luật THADS về việc xử lý, thứ  tự  thanh toán đối với tài sản cầm cố, thế chấp vẫn chưa quy định cụ thể về tiền thuế mà người có tài sản khi bị kê biên phải chịu. Do thực tế, hiện nay có không ít trường hợp khi xử lý kê biên, bán đấu giá tài sản thành thanh toán tiền thi hành án theo đúng quy định nhưng đến giai đoạn tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu, sử dụng cho người mua bán đấu giá thành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính, tiền thuế, thu nhập cá nhân… đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng. 

Lúc này, cả cơ quan THADS, tổ chức bán đấu giá, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người mua trúng đấu giá đều lúng túng không biết chi phí tiền thuế này được trích từ nguồn nào, ai có trách nhiệm thực hiện, chưa kể đến nhiều trường hợp tiền thuế phải chịu rất lớn (nợ thuế nhiều năm). Bởi thế, dẫn đến trường hợp người mua trúng đấu giá khiếu nại, khiếu kiện khi đã mua tài sản thành nhưng không làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu, sử dụng được, còn người phải thi hành án không có khả năng chi trả. Trong trường hợp này, cơ quan THADS cần xử lý số tiền thu được từ việc bán tài sản, cầm cố như thế nào để đảm bảo thứ tự thanh toán khoản nghĩa vụ tài chính người phải thi hành án phải thực hiện đối với Nhà nước là câu hỏi được không ít địa phương đặt ra.  

Bên cạnh đó, qua tổng hợp thực tiễn, Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) còn nắm bắt được một số khúc mắc khác. Chẳng hạn, nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án thì họ đã yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về việc họ thực hiện cấp dưỡng nuôi con (được ưu tiên thanh toán trước theo điểm a khoản 1 Điều 47 Luật THADS) 1 lần với số tiền lớn hơn rất nhiều giá trị tài sản của họ để trốn tránh nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định đang có hiệu lực. Hay quy định tại điểm b khoản 2 Điều 47 Luật THADS là chưa phù hợp với nguyên tắc việc thi hành án phải dựa trên đơn yêu cầu thi hành án. 

Một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung 

Đối với vướng mắc về việc thanh toán nghĩa vụ tài chính, tiền thuế đối với tài sản xử lý để thi hành án phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà pháp luật THADS và các văn bản liên quan vẫn chưa điều chỉnh kịp thời, đại diện Cục THADS TP Đà Nẵng đề nghị bổ sung khoản 1, 3 Điều 47 Luật THADS theo hướng bổ sung thêm “án phí, lệ phí Tòa án, tiền thuế” vào khoản 1 và sửa đổi, bổ sung thêm “sau khi trừ chi phí cưỡng chế, khoản tiền quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này, án phí của bản án, quyết định đó, tiền thuế…” vào khoản 3. Đồng thời, làm rõ là nghĩa vụ thuế đối với khoản tiền thuế theo hướng đó là tiền thuế phải nộp khi cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua đấu giá thành tài sản kê biên hay là tiền nợ thuế của người phải thi hành án mà khoản nợ thuế này không được tuyên trong bản án mà phát sinh theo văn bản đề nghị phối hợp của cơ quan Thuế.

Về quy định ưu tiên thanh toán tiền cấp dưỡng nuôi con, Tổng cục THADS khẳng định, đây là mang tính nhân văn và bảo đảm cuộc sống cho người được cấp dưỡng. Tuy nhiên, trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng vượt quá khả năng về tài chính của người phải thi hành án và làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án khác thì cơ quan THADS cần có văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại nội dung quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 

Tin cùng chuyên mục

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

(PLVN) - Báo PLVN mới nhận được văn bản phản hồi từ phía Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) liên quan đến đơn của ông Hoàng Đức Thiện (trú tại thôn Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phản ánh về dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức nhờ mở thẻ tín dụng. Đơn của ông Thiện được Báo PLVN chuyển đến VPBank.

Đọc thêm

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.

Diễn biến sự việc đề xuất tặng công trình vi phạm cho Hải Dương: Một số sở, ngành nêu quan điểm “không tiếp nhận”

Công trình xây dựng vi phạm tại BVYHCT tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, sau khi được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý nội dung Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng lại Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) Hải Dương toàn bộ tài sản là công trình xây dựng vi phạm mà Cty đã xây dựng trên diện tích đất của bệnh viện; Sở TN&MT đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan đề nghị cho quan điểm về nội dung trên.

Sự việc Công ty Phúc Thanh Vinh (Cần Thơ) 1 nhà đất, bán 2 lần: Sổ đỏ 68 nền đất của dự án đang ở đâu?

Nhiều hộ dân trong dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà vẫn chưa nhận được sổ đỏ. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại một dự án bất động sản ở Cần Thơ, nhiều năm qua, một số khách hàng có đơn cho rằng Cty TNHH MTV Xây dựng Phúc Thanh Vinh lấy nhà đất đã bán cho người trước, tiếp tục bán cho người khác. Với nhiều hộ đã chuyển vào ở tại dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà, vẫn chưa nhận được sổ đỏ, vì thực tế Cty này chưa trả hết tiền cho Cty Nhà Cần Thơ là DN đã chuyển nhượng dự án.

Sự việc doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho tỉnh Hải Dương: Sở Tài chính tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục

Công trình xây dựng vi phạm trên đất BVYHCT. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng công trình xây dựng vi phạm cho Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) để quản lý sử dụng vào mục đích khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Đồng Kim, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương cho biết đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị liên quan.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.
(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Sự việc nhiều năm xin cấp sổ đỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu làm việc với người có đơn

Ông Đức (người giơ tay) tại khu đất đề nghị được cấp sổ đỏ. (Ảnh: Hiếu Huỳnh)
(PLVN) - Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)) vừa tổ chức cuộc làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP Vũng Tàu về việc triển khai Văn bản 1021/UBND-VP của UBND tỉnh BR-VT và chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ với nội dung phản ánh của ông Đổng Phước Đức.

Vụ người dân tố cáo hành vi nâng khống hóa đơn tại Hà Tĩnh: Công an mời người tố cáo đến cung cấp thông tin, tài liệu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 325/CAT- VPĐT của Công an tỉnh Hà Tĩnh trả lời đơn của bà Cao Thị Huê (ngụ xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo hành vi nâng khống và sử dụng trái phép hóa đơn tài chính trong thanh lý hợp đồng xây dựng một công trình. Đơn do Báo PLVN chuyển đến.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?