Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý trách nhiệm cá nhân, lãnh đạo Bộ GTVT giai đoạn 2011-2021

Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan đến Bộ GTVT.
0:00 / 0:00
0:00
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Nhiều vi phạm, tồn tại

Kết luận thanh tra chỉ rõ, về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong việc sắp xếp, tổ chức lại, Bộ GTVT chưa thực hiện xong việc chuyển đổi, sắp xếp lại Công ty Cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng nhưng đã tách riêng giá trị vốn nhà nước của đơn vị này ra khỏi giá trị vốn nhà nước của TCTCN là không đúng quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ; không chỉ đạo thực hiện kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và bồi thường của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc mất vốn nhà nước tại Công ty cơ khí ô tô và Thiết bị điện Đà Nẵng là không đúng quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ GTVT có quyết định chuyển 6 doanh nghiệp từ Khu quản lý đường bộ 7 về làm đơn vị thành viên của Cienco 6 chưa phù hợp với Đề án tái cơ cấu Cienco 6 được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-BGTVT ngày 19/6/2012.

Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 của ngành GTVT, theo đó có chỉ đạo “Bộ GTVT khẩn trương hoàn thành cổ phần hóa công ty mẹ các tổng công ty trong đó có Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC), Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)”. Tuy nhiên, Bộ GTVT chỉ thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ ACV, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, không chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa với Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy và Tổng Công ty đường sắt Việt Nam là còn có sự chưa nhất quán trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Về công tác cổ phần hóa, đối với Công ty mẹ VNR, Bộ GTVT chỉ đạo cổ phần hóa các công ty bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt có quy mô nhỏ, phân tán rải rác, tỉ lệ bán cổ phần ra ngoài rất thấp, chủ yếu bán cho người lao động khiến công tác cổ phần hóa của 26 đơn vị cổ phần hóa đều không đạt mục tiêu, yêu cầu, còn tình trạng khép kín trong nội bộ doanh nghiệp không đúng với quy định…

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ còn xem xét và chỉ ra những tồn tại trong việc cổ phần hóa, việc thoái vốn nhà nước tại Công ty mẹ-ACV; Công ty mẹ VNA; Công ty mẹ - VIMC; Công ty mẹ -Cienco 4, Công ty mẹ-Cienco 5, Công ty mẹ-Cienco 6, Công ty mẹ-Cienco 8, Công ty Tranco ... và việc quản lý, sử dụng đất khi thực hiện cổ phần hóa.

Chuyển thông tin, hồ sơ sang cơ quan Công an nếu có dấu hiệu vi phạm

Trên cơ sở kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân, lãnh đạo Bộ có liên quan trong việc để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021), việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2022-2021.

Đồng thời, chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc chậm quyết toán VIMC, ACV; trong việc chậm tham mưu đối với các cấp có thẩm quyền để Bệnh viện GTVT sau khi cổ phần hóa hoạt động trong thời gian dài không hiệu quả.

Chỉ đạo UBND các tỉnh, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc cho ý kiến đối với phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp khi cổ phần hóa…

Đồng thời, chỉ đạo hội đồng thành viên, hội đồng quản trị các doanh nghiệp VNR, ACV-CTCP, VNA-CTCP, TCT XD ĐT-CTCP, TCT XDTL-CTCP, Cienco 4-CTCP, Cienco 5-CTCP, Cienco 6-CTCP, Cienco 8-CTCP, Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở đề xuất biện pháp xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Về xử lý kinh tế, Bộ GTVT xem xét trách nhiệm, bồi thường thiệt hại (nếu có) và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với việc giảm vốn, mất vốn nhà nước khi cổ phần hoá, thoái vốn với giá trị hơn 396 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng 8 cơ sở nhà, đất với diện tích 35.700,87 m2. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát căn cứ thẩm quyền được giao để có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị biện pháp xử lý (yêu cầu các đơn vị chấm dứt việc cho thuê lại, sử dụng đúng mục đích theo phương án cổ phần hoá đã được phê duyệt, xem xét ký kết hợp đồng cho thuê đất, truy thu tiền sử dụng đất (nếu có) theo đúng quy định.

UBND TP Hồ Chí Minh rà soát lại giá trị quyền sử dụng đất (khi giao đất, chuyển nhượng, thoái vốn) đối với cơ sở nhà đất 430 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 với diện tích 3624,8 m2; cơ sở nhà đất 428 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 với diện tích 2.165,9 m2 đã được Kiểm toán nhà nước kiểm toán dự án và đã truy thu tiền sử dụng đất. Đồng thời rà soát trình tự, thủ tục dự án để thực hiện theo đúng quy định.

Các đơn vị VNR, ACV-CTCP, Cienco 8-CTCP, VIMC rà soát, tính toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước với số tiền hơn 337 tỷ đồng gồm: VNR còn nợ tiền thuê đất hơn 324 tỷ đồng của hợp đồng thuê đất; ACV-CTCP xác định thiếu giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định số tiền 581 triệu đồng; Cienco 8-CTCP còn nợ thuế sử dụng đất là hơn 13 tỷ đồng tại cơ sở nhà đất số 8 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Quá trình thực hiện kết luận thanh tra, trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại tài sản của nhà nước thì cơ quan, đơn vị có chức năng (Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương....) chuyển thông tin hồ sơ sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với các cơ sở nhà đất được giao kiểm tra, rà soát mà không gây thiệt hại tài sản của nhà nước, các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền chỉ đạo chủ đầu tư triển khai thực hiện hoặc kết thúc dự án đảm bảo theo đúng quy định, tránh lãng phí nguồn lực về đất đai.

Đọc thêm

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam?

Dịch vụ công và quản lý cung ứng dịch vụ công. (Ảnh nguồn Tạp chí Quản lý Nhà nước)
(PLVN) - Từ sau đổi mới đến nay, chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công đã góp phần giảm ngân sách, nâng cao chất lượng dịch vụ và khơi dậy tiềm năng cạnh tranh. Dù vậy, việc phát triển còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách tài chính (thuế, phí, tín dụng, quản lý giá, đất đai, bảo hiểm xã hội…) thiếu đồng bộ, chưa đủ khuyến khích kinh doanh nghiệp tư nhân tham gia. Để người dân tiếp cận tối đa những tiện ích công cộng, câu hỏi đặt ra, liệu có nên đẩy mạnh tư nhân hóa dịch vụ công tại Việt Nam.

Thủ tục khởi kiện khi người vay tiền không trả?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Thắng (Hải Phòng) hỏi: Bạn tôi có nhắn tin qua zalo vay tôi số tiền 50 triệu đồng và hứa sẽ trả trong vòng 1 tháng. Tôi đã chuyển khoản số tiền trên cho bạn vay nhưng đến nay sau 1 năm và nhiều lần tôi thúc giục bạn tôi vẫn không chịu trả số tiền này lại cho tôi, khiến tôi rất bức xức. Xin hỏi, trường hợp này tôi có thể khởi kiện bạn tôi vì không trả tiền vay cho tôi được không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị của cử tri Quảng Ninh và Đồng Nai

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Quốc phòng vừa có phản hồi các kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ninh và Đồng Nai liên quan đến chế độ đãi ngộ cho sĩ quan công tác tại vùng biên giới và chính sách hỗ trợ người dân sinh sống tại hải đảo. Theo đó, các chính sách hiện hành đã thể hiện sự quan tâm, ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng vũ trang và người dân ở các vùng biển đảo.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.