Không thi hành án hành chính: Cần quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế đối với cơ quan nhà nước

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Thời gian qua, việc thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã đạt nhiều kết quả, song một trong những khó khăn của công tác này là chưa có cơ chế hiệu quả để xử lý những trường hợp không thi hành án.

Năm 2017, kết quả thống kê công tác thi hành phần tài sản trong trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính: Về việc, tổng số thụ lý là 2.568 việc, trong đó có 2.604 việc chủ động; số chưa có điều kiện thi hành là 26 việc; thi hành xong đạt tỉ lệ 95,94%; Về tiền, tổng số thụ lý là 7 tỷ 392 triệu 213 nghìn đồng, trong đó có 2 tỷ 414 triệu 004 nghìn đồng về chủ động; thi hành xong đạt tỷ lệ 62,34%.

Mặc dù đạt những kết quả như vậy song theo Vụ nghiệp vụ 3, Tổng cục THADS thì công tác này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, thẩm quyền tổ chức thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính thuộc các cơ quan THADS. Tuy nhiên, trong điều kiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan THADS hiện nay rất dễ tạo ra tâm lý nể nang trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, kết quả thi hành đối với nội dung này chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Bên cạnh đó là những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đặc điểm về chủ thể phải thi hành án. Người phải thi hành án trong trường hợp này là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước. Do đó, việc thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành án là các cơ quan THADS nên công tác này là một lĩnh vực tương đối “nhạy cảm”, “dễ đụng chạm”, đặc biệt là khi người phải thi hành án là UBND hoặc Chủ tịch UBND như đã nêu trên. Đồng thời, rất khó có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành phần nghĩa vụ này vì sẽ gây ảnh hưởng đến kinh phí bảo đảm cho hoạt động của cơ quan phải thi hành án.

Ngoài ra, chưa có cơ chế hiệu quả để xử lý những trường hợp không thi hành án. Mặc dù Điều 314 Luật Tố tụng hành chính (TTHC) 2015 có quy định cụ thể nhằm răn đe nhưng chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế; pháp luật hiện hành chưa có quy định hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, hành vi vi phạm phải xử lý trong lĩnh vực này nên quy định trên chỉ mang tính hình thức, không hiệu quả.

Để khắc phục được những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên, nhằm nâng cao hiệu quả thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, Vụ nghiệp vụ 3, Tổng cục THADS kiến nghị cần khắc phục triệt để tình trạng án tuyên không rõ, khó thi hành trong tố tụng hành chính.

Về thể chế THADS: việc thi hành phần tài sản trong bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính có những đặc thù riêng. Do đó, Vụ Nghiệp vụ 3 đề xuất, nghiên cứu dành một mục riêng trong Luật THADS để quy định cụ thể về nội dung này. Trong đó, cần xem xét quy định cụ thể các biện pháp cưỡng chế đối với cả cơ quan nhà nước, cán bộ công chức bị kiện trong trường hợp không chấp hành án hoặc chấp hành không đúng bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính như quyết định phạt tiền hoặc xử lý hành chính nêu tên trên phương tiện truyền thông…

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm thi hành đầy đủ các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật TTHC năm 2015, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP nói chung và thi hành các quyết định về phần tài sản trong các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính nói riêng, cụ thể: Tiếp tục tập trung quán triệt, triển khai Luật TTHC năm 2015, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP nhằm nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành và UBND các cấp trong việc chấp hành, chỉ đạo chấp hành nghiêm các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật. Chú trọng và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án hành chính (THAHC) đến đội ngũ công chức và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về công tác THAHC; 

Tổ chức kiểm tra công tác THAHC ở các bộ, ngành, địa phương theo hướng có trọng tâm, trọng điểm tại các cơ quan, địa phương có số lượng vụ việc THAHC lớn, phức tạp, kéo dài nhằm xác định rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp bảo đảm thi hành dứt điểm các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật, tránh tình trạng tồn đọng án hành chính, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giảm uy tín của cơ quan nhà nước và gây bức xúc trong dư luận xã hội; 

Tiếp tục phối hợp với Tòa án nhân dân tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, nhất là trong việc chuyển giao cũng như giải thích bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính cho cơ quan THADS để theo dõi và những vướng mắc trong quá trình Tòa án thực hiện thẩm quyền xét xử và ra quyết định buộc THAHC để bảo đảm tính khả thi của các bản án, quyết định của Tòa án. 

Tin cùng chuyên mục

Hai bị cáo tại phiên xét xử.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đọc thêm

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.