Giật mình những 'lỗ đen' trong văn hóa giao thông

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Mỗi năm, ở nước ta tai nạn giao thông (TNGT) đã cướp đi 8000-9000 người, làm bị thương cũng chừng đó, có người đã từng so sánh TNGT như chiến tranh… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng TNGT vẫn chưa giảm sâu. Vì sao lại như vậy?

Có lẽ, nguyên nhân cốt lõi nhất là do ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia giao thông còn hạn chế, chuẩn mực văn hóa khi tham gia giao thông còn quá nhiều vấn đề.

Văn hóa là cái gốc của một xã hội văn minh, trong đó văn hóa giao thông đóng vai trò quan trọng, không thể tách rời ra khỏi văn hóa nói chung vì đó là nền tảng để tạo ra môi trường xã hội phát triển. Xây dựng văn hóa giao thông không có gì lớn lao mà chúng ta hãy bắt đầu bằng những thói quen nhỏ nhất, có thể là dừng lại khi gặp đèn đỏ, chậm lại một chút để nhường đường cho người khác, nói với nhau những lời dễ nghe khi lỡ va chạm…

Xây dựng văn hóa giao thông nói một cách đơn giản là tham gia hoạt động giao thông có văn hóa cả trong hành vi cũng như ứng xử, có ý thức nhường nhịn, kiên nhẫn chờ đợi, tuân thủ sự điều hành của cảnh sát giao thông, trong khi một bộ phận khác lại tìm mọi cách phải vượt qua bằng được điểm ùn tắc, bất chấp luật lệ, thậm chí coi thường cả tính mạng của mình và người khác. Điều đáng buồn hiện nay thói quen đi lại không phù hợp với nếp sống văn hóa đã đi vào tiềm thức của nhiều người tham gia giao thông hiện nay.

Thiếu hụt văn hóa giao thông là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử tùy tiện, thái độ coi thường pháp luật. Những cảnh chướng tai gai mắt thể hiện sự thiếu hụt văn hóa giao thông ở nhiều người. Số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2017, cả nước có hơn 20 nghìn vụ tai nạn giao thông, khiến hàng chục nghìn người chết và bị thương. Đáng chú ý, hơn 80% số vụ TNGT có nguyên nhân liên quan tới ý thức chấp hành pháp luật về giao thông. 

Thực tế đang diễn ra phổ biến hiện tượng tiêu cực là khi bị bắt lỗi do vi phạm, nhiều người đã nài nỉ, thậm chí nhờ người can thiệp, sẵn sàng đưa tiền mặc cả theo kiểu “cưa đôi”, nhờ cầm để nộp phạt hộ… Cần phải thấy rằng, chính hành vi tuân thủ các quy định pháp luật và sự nghiêm túc khi thi hành công vụ của các lực lượng công vụ là nhân tố rất quan trọng nhằm thúc đẩy, góp phần hình thành, hoàn thiện văn hóa giao thông ở nước ta. Vì thế, nhiệm vụ quan trọng là cần duy trì sự nghiêm minh, liêm chính ngay trong lực lượng chấp pháp.

Để giải quyết những bất cập trong văn hóa giao thông cần sự chung tay của toàn xã hội như hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, cấu trúc và cơ cấu phương tiện giao thông, năng lực quản lý, lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giáo dục văn hóa giao thông trong trường học... để tạo nên ý thức, văn hóa người tham gia giao thông.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng: Việc xây dựng chuẩn mực văn hóa tham gia giao thông cần được duy trì thường xuyên, liên tục với phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Cùng với việc đưa nội dung này vào chương trình giáo dục ngoại khóa, tăng cường các hoạt động tọa đàm, trao đổi, hội thi..., các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần có kế hoạch tuyên truyền cụ thể, dài hạn nhằm vận động người dân nêu gương ứng xử, chung tay giáo dục giới trẻ hình thành thói quen ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông.

 Người ta thường nói, giao thông là bộ mặt văn hóa của một đất nước, đô thị là nơi biểu hiện rõ nhất trình độ văn hóa của nhân dân, trình độ của các nhà quản lý. Tham gia giao thông chính là sinh hoạt cộng đồng thường xuyên hàng ngày với quy mô rộng lớn. Một đô thị văn minh không thể không có văn hóa giao thông, là hình ảnh có tác động mạnh mẽ đến bạn bè thế giới. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

Hiện trường vụ việc.
(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn.