Thuê người thi hộ để đạt được “giấc mộng trời Tây”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Giới chức Mỹ ngày 4/5/2017 thông báo họ đã bắt giữ 4 công dân Trung Quốc có liên quan đến một kế hoạch gian lận thi cử trong quá trình xét tuyển đầu vào đại học tại Mỹ.

Cái giá của việc thi hộ

Các công tố viên liên bang ở Boston, Mỹ cho biết Yue Wang, một sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Trường Kinh doanh Quốc tế Hult ở Cambridge, bang Massachusetts, đã đồng ý thi hộ kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho người nước ngoài (TOEFL). Ba đối tượng mà Wang nhận lời thi hộ là Shikun Zhang, 24 tuổi, Leyi Huang, 21 tuổi và Xiaomeng Cheng, 21 tuổi. Tất cả đều là công dân Trung Quốc.

Theo các công tố viên, 3 công dân Trung Quốc nói trên đã sử dụng kết quả thi TOEFL của Wang, 25 tuổi, để nộp đơn xin học vào 3 đại học của Mỹ là Đại học Northeastern, Đại học Penn State và Đại học Arizona State. Theo đó, Zhang, Huang và Cheng đã trả Wang số tiền gần 7.000 USD để thi hộ sau khi cả 3 người này không thể đạt đủ số điểm tiếng Anh tối thiểu để nộp hồ sơ vào các trường đại học.

Được biết, TOEFL là bài thi được thiết kế và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Mỹ dành riêng cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong môi trường học thuật. Chứng chỉ TOEFL được hầu hết các trường đại học ở Mỹ dùng như là một điều kiện xem xét tuyển sinh. 

Sau khi được các trường nhận vào học, 3 công dân Trung Quốc đã được Bộ Ngoại giao Mỹ cấp thị thực dành cho sinh viên nước ngoài. Các công tố viên cho biết cả 3 người này đang phải đối mặt với cáo buộc âm mưu nhập cảnh trái phép vào Mỹ theo quy định về nhập cư. “Bằng cách mua điểm trót lọt, họ đã vi phạm các quy tắc và luật lệ về thi cử, nhằm giành lấy các vị trí trong các trường đại học tại Mỹ và tước đi cơ hội theo học của những người khác”, William Weinreb, quyền công tố viên của bang Massachusetts, cho biết.

Sau khi vụ việc vỡ lở, Wang, hiện đang lưu trú ở Mỹ theo diện thị thực sinh viên, đã bị bắt ở New Jersey trong khi Zhang, Huang và Cheng lần lượt bị bắt ở Massachusetts, Pennsylvania và Arizona. Thủ tục trục xuất ngay lập tức có hiệu lực với bị cáo Cheng. Thậm chí cô sinh viên 20 tuổi này còn mang sẵn va-li ra tòa vào hôm thứ 4. Trước khi bay về Trung Quốc vào ngày 1/9, Cheng bị tạm giam tại nhà tù của cơ quan quản lý di trú. 

Luật sư bào chữa cho Cheng, ông Paul Davenport, phát biểu tại tòa rằng thân chủ của mình có thành tích học tập tốt ở trường đại học Arizona State và giờ đây sẽ trở về “quê hương Trung Quốc trong tủi nhục và quan trọng hơn không được cha mẹ chấp nhận”.

Thuê người thi hộ là xu hướng 

Cùng sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc, ngày càng nhiều sinh viên nước này tới Mỹ du học. Theo thống kê, sinh viên Trung Quốc hiện chiếm gần 1/3 tổng số sinh viên quốc tế đang theo học ở Mỹ, đóng góp 9,8 tỷ USD mỗi năm vào nền kinh tế nước này. Ở Anh, du học sinh Trung Quốc cũng thuộc nhóm đứng đầu về số lượng. Theo Báo cáo Hurun, khảo sát thường niên về tầng lớp thượng lưu Trung Quốc, xu hướng này chưa có dấu hiệu chững lại, 80% các gia đình giàu có ở đất nước tỷ dân có kế hoạch cho con đi du học.

Từ đó để được du học, các hình thức gian lận tinh vi liên tục diễn ra. Thuê người thi hộ hoặc mua bài luận là những cách nhiều gia đình Trung Quốc “giúp” con em được nhận vào các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Không chỉ vậy, nhiều bằng chứng cho thấy, quan chức giáo dục Trung Quốc cũng làm lộ đề, giúp sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi lấy chứng chỉ đánh giá toàn cầu, nhằm dễ dàng nhập học vào các đại học Mỹ.

Điển hình là chứng chỉ đánh giá toàn cầu (GAC) là chương trình dự bị đại học có giá trị hơn 10.000 USD/năm, giúp sinh viên nước ngoài ở các quốc gia không nói tiếng Anh có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bậc đại học và đạt điểm tối đa trong kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học ở Mỹ (ATC).

Theo phóng viên Reuters với 7 sinh viên Trung Quốc năm 2016, những người này cáo buộc nhiều quan chức giáo dục và giám thị biết nhưng vẫn cho phép hành vi gian lận diễn ra trong kỳ thi ACT tại 3 điểm thi của chương trình.

“Một sinh viên đang du học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ, cho biết, quan chức giáo dục của GAC ở Trung Quốc đã giúp anh biết gần nửa số câu hỏi của đề ACT khoảng một tuần trước thi. Sinh viên khác, đang học đại học ở miền Trung Tây, tiết lộ trung tâm anh tham dự kỳ thi đã gửi cho sinh viên hai bài có trong đề trước khi kỳ thi diễn ra”, Reuters cho biết.

Ngoài ra, 8 giáo viên và những người quản lý ở 7 trung tâm khác cũng khẳng định các kỳ thi có sự gian lận và 2 trường hợp được hỗ trợ bởi quan chức ngành giáo dục.

Một phát ngôn viên của ACT thừa nhận các cáo buộc và cho biết có sự gian lận nghiêm trọng trong chương trình này. “Kỳ thi ACT được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, diễn ra nghiêm túc và cam kết đảm bảo tính hợp lệ, công bằng về điểm số cho tất cả thí sinh. Tuy nhiên, sẽ luôn có những hành vi cố gắng gian lận và sự cố xảy ra.

Ban tổ chức ACT cũng thiết lập những biện pháp và quy trình kiểm tra an ninh nhằm phát hiện và ngăn chặn sự gian lận từ trước, trong và sau kỳ thi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và thường xuyên cải tiến các quy trình", người phát ngôn của ACT nói.

Ông Jason Thieman, một cựu giáo viên ở trung tâm GAC của Đại học Tập Mỹ, Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, tiết lộ hành vi gian lận xảy ra khá phổ biến. “Nếu văn phòng tuyển sinh của các trường đại học nhận sinh viên từ chương trình GAC biết rõ những gì đang xảy ra, đặc biệt là trong kỳ thi ACT, tôi nghĩ họ sẽ không muốn nhận bất kỳ sinh viên nào nữa”, ông Thieman khẳng định.

Đây cũng không phải lần đầu tiên xuất hiện những cáo buộc gian lận trong kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học Mỹ ở các quốc gia châu Á. Tháng 6/2016, đợt thi ACT ở Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) buộc phải hủy vì những nghi ngờ gian lận, New York Times đưa tin. Trong khi đó, The Times cho biết thêm, vi phạm liên quan việc dữ liệu thi bị rò rỉ, ảnh hưởng 5.500 sinh viên tại 56 trung tâm. Kỳ thi bị hủy bỏ vài giờ trước khi diễn ra.

Trước đó, nhiều bê bối cũng đã diễn ra. Điển hình là vụ bê bối lớn hơn xảy ra vào tháng 5/2015, khi 15 thí sinh ảo, tất cả đều mang quốc tịch Trung Quốc, bị cáo buộc ở Mỹ vì âm mưu sử dụng hộ chiếu giả để đi thi hộ. Nghĩa là có những học sinh Trung Quốc thậm chí không cần động đến một chiếc bút mà vẫn đạt điểm tuyệt đối.

Tuy nhiên, vụ cáo buộc không giúp cải thiện tình hình. Hồi tháng 1/2016, sau khi một nguồn tin giấu tên tố cáo về một vụ gian lận quy mô lớn, đồng loạt các trung tâm khảo thí ở châu Á quyết định hủy tổ chức thi SAT chỉ hai ngày trước ngày thi. 

Năm 2015, theo nghiên cứu một công ty giáo dục Mỹ thực hiện, khoảng 8.000 sinh viên Trung Quốc đã bị đuổi khỏi nhiều trường đại học Mỹ, với nguyên nhân chủ yếu là điểm kém và gian lận thi cử.

Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 28/5/2015, một tòa án Mỹ đã chính thức buộc tội 12 công dân Trung Quốc gian lận trong các cuộc thi đầu vào các trường đại học của Mỹ. Những kẻ này đã tiến hành nhiều hoạt động gian lận tinh vi, có hệ thống, kéo dài 4 năm từ 2011-2015, trong đó các sinh viên tương lai bỏ ra tới 6.000 USD để thuê người đi thi hộ, sử dụng hộ chiếu giả gửi tới từ Trung Quốc.

Một bồi thẩm đoàn ở thành phố Pittsburgh đã buộc tội các bị đơn, bao gồm cả người đi thi hộ và người hưởng lợi, với tội danh âm mưu phạm tội, làm giả hộ chiếu, gian lận thư tín. Đặc vụ John Kelleghan của Cơ quan Điều tra An ninh nội địa Mỹ cho hay những sinh viên này không chỉ gian lận trong các kỳ thi mà còn có hành vi hủy hoại hệ thống nhập cư của Mỹ./.

Đọc thêm

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.