Bỏ hàng nghìn USD 'chạy trường' cho con ở Hà Nội

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Không phải những ngày qua khi thông tin về “bán suất” chạy trường công khai trên mạng xã hội thì câu chuyện này mới “nóng lên”. Mà năm nào cũng thế, trước mỗi kì tuyển sinh đầu cấp, phụ huynh đã “nhắm” sẵn trường, sẵn lớp, lên nhiều phương án để “mua suất” cho con. 

Cuộc đua ấy, đã được phụ huynh lo liệu trước cả năm, vô cùng khéo léo qua suất của cô giáo trong trường, qua thư tay từ trên xuống, các suất “ngoại giao”… 

Theo nghiên cứu về chạy trường, lớp ở Việt Nam của Tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency - TT) năm 2013, khoảng 1/3 học sinh học tại các trường điểm không đáp ứng tiêu chuẩn đúng tuyển. Các trường công lập ở Việt Nam đều được yêu cầu ưu tiên tuyển sinh theo điều kiện địa lý của học sinh, nghĩa là ưu tiên tuyển sinh những học sinh có hộ khẩu thường trú trong khu vực đúng tuyến thuộc phạm vi của trường. Vấn nạn chạy trường tại Việt Nam bắt nguồn từ ham muốn của phụ huynh muốn cho con em mình vào học các trường trái tuyến.

60% phụ huynh thừa nhận có “nhờ vả”, đi qua một số “cây cầu” để xin học trái tuyến cho con. Hơn 30% giáo viên thừa nhận có liên quan việc chạy trường. Cứ 4 trong 10 phụ huynh được hỏi cho hay chất lượng trường học và uy tín của trường là lý do họ chọn trường “điểm”. Ngoài ra, một số lý do khác như cơ sở vật chất hay thuận tiện di chuyển.

Mức phí để chạy vào trường điểm khoảng 3.000 USD, cao gấp gần 3 lần so với thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2011. Điều đáng nói, 67% phụ huynh coi việc gia đình phải tốn thêm chi phí để con được nhận vào trường tốt là bình thường và cho rằng mức chi phí này là “hợp lý” và “chấp nhận” được.

Một trong những tác động lớn nhất của tham nhũng trong tuyển sinh vào các trường điểm là làm gia tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Ngoài chi phí chạy vào trường, từ vài trăm tới vài nghìn USD, những “khoản đóng góp tự nguyện” cho việc xây dựng trường, mua sắm trang thiết bị và các thứ khác thường cao hơn đối với học sinh ở trường điểm và trái tuyến.

Trước vấn nạn này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT lý giải nguyên nhân dẫn đến chạy trường không thể giải quyết triệt để là do thực tế khách quan, trong đó không thể không nhắc đến tâm lý của phụ huynh học sinh và chất lượng của các trường không đồng đều. Có trường dạy tốt, trường điểm nhưng cũng có trường dạy trung bình, kém, nhất là ở các thành phố và vùng đồng bằng. Điều dễ nhận thấy, điều kiện kinh tế của người dân hiện nay đã khác trước nhiều. Phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc. Vì vậy, không hiếm gặp trường hợp phụ huynh có “điều kiện” sẵn sàng bỏ tiền để con mình được học ở trường tốt. 

Theo mức giá chung các trường tốt được phụ huynh rỉ tai nhau tại Hà Nội năm sau cao hơn năm trước, lớp 1 có giá từ 1000-2000 USD. Vào lớp 6, nếu mua, suất học vào trường hàng đầu từ 3.000 USD đến 5.000 USD. Những trường vừa phải cũng có giá 500 USD đến 1.000 USD… Là những mức giá mà những gia đình có điều kiện dễ dàng lo cho con em mình.

Những năm không có con giáp “vàng” mỗi tuyển sinh đầu cấp đã căng thẳng, vào những năm dân số cơ học tăng đột biến thì cuộc đua càng khốc liệt. Thế nên, nhiều gia đình sẵn sàng cho con đi học xa cả chục cây số hoặc mua nhà, chuyển khẩu về gần trường để tiện cho con vào trường tốt. Thậm chí, ở bậc học cấp ba như năm nay, thông thường phụ huynh đăng kí một trường tốp đầu và một trường rất thấp, kiểu “đỉnh cao” và “vực sâu” để nếu con lỡ không đỗ theo đúng NV1 sẽ NV2 vào trường thấp. Sau một học kì, phụ huynh sẽ xin chuyển trường cho con về trường mong muốn với rất nhiều mối quan hệ khéo léo.

Không dừng lại ở đó, có phụ huynh còn đi đường vòng khá xa, khi con thi xong, thấy kết quả khó vào trường công, còn tính gửi con thi tại một tỉnh miền núi (điểm đầu vào thấp). Và tất nhiên, sau vô vàn tốn kém và vất vả, phụ huynh sẽ “lo” cho con trở lại đúng ngôi trường đã nhắm tới với tất cả “nỗ lực” sau một học kì… 

Tin cùng chuyên mục

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Đọc thêm

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?