Nước “độc” âm ỉ giết sông hồ Hà Nội

Nước “độc” âm ỉ giết sông hồ Hà Nội
(PLO) - Chuyện hàng trăm ao hồ Hà Nội ô nhiễm không phải đến bây giờ mới được cảnh báo và nhắc tới. Hệ lụy phát sinh khiến cá chết nổi trắng mặt Hồ Tây những ngày vừa qua là một ví dụ. 

Sau Hồ Tây tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện hay sẽ có “nạn nhân” tiếp theo? Để có lời giải thỏa đáng cho những băn khoăn này, người viết đã khảo sát nhiều ao hồ trên địa bàn Hà Nội.

Điều đáng nói, hiện hệ thống ao hồ, kênh rạch đang thực sự “chết” vì thiếu quan tâm quản lý của các cấp, ngành liên quan. Và việc xả thải trực tiếp không qua xử lý là nguyên nhân chính khiến hệ thống tiêu, thoát nước của Thủ đô bị “đầu độc”.

Cống thải “đầu độc” sông hồ

Trong cái nắng như rang của một ngày đầu tháng 10, mương nước thuộc tổ 3, phường Đa Sỹ (Kiến Hưng, Hà Đông) lộ rõ váng rác lềnh bềnh và ken đặc ruồi muỗi. Chạy dọc ven hai bờ là hàng chục miệng cống nhô ra, xả nước thải ào ạt xuống lòng mương. Không khí oi nóng hòa lẫn với mùi hôi thối phả ra từ “hầm gas lộ thiên” này khiến hàng trăm hộ dân thuộc tổ 2 và 3 cảm thấy ngột ngạt. Để chống chọi, không ít người phải đóng kín cửa ngồi trong nhà nhưng vẫn… đeo khẩu trang. 

Ông Nguyễn Văn Q. người dân ở tổ 3 bức xúc: “Nhiều năm nay dân chúng tôi phải chống chọi với cảnh ô nhiễm này. Dù mương nước đã qua nhiều lần cải tạo và không ít giải pháp khắc phục nhưng hiện vẫn ô nhiễm nặng nề. Nước ngày càng cạn, màu nước ngày càng đen và bốc mùi hôi thối. Hiện giờ, cả năm người ta (đơn vị cấp thoát nước – PV) mới dọn dẹp một lần, ô nhiễm khổ sở lắm”.

Khách quan nhìn nhận, hiện tượng cống thải “đầu độc” kênh mương, sông hồ đã thực sự trở thành vấn đề đáng báo động. Minh chứng điều này là việc xả trực tiếp nước thải sinh hoạt không qua xử lý, rác thải… bừa bãi xuống cống, mương thoát nước có thể dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ đâu trên địa bàn Hà Nội. Nói cách khác, nó là tác nhân trực tiếp khiến tình trạng ô nhiễm ao hồ, sông ngòi ở thành phố càng trầm trọng. 

Theo báo cáo năm 2015 của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR), trong số 30 hồ được khảo sát tại Hà Nội, 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng. Tất cả các hồ bị ô nhiễm đều có điểm chung là phải nhận nước thải và rác của các hộ dân thông qua hệ thống cống. 

Theo khảo sát riêng của người viết, hiện các điểm ô nhiễm nặng nề nhất có thể kể đến như: khu vực cầu Trắng quận Hà Đông, khu vực cầu Tây phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. Tại đây, có những thời điểm lòng sông gần như cạn khô, xác các loài động vật trương phình, thối rữa, bốc mùi cực kỳ khó chịu. Trên mặt sông, nhiều điểm ven bờ, rác thải kết thành bè mảng nổi lềnh phềnh…

Chỉ tay vào những chiếc cống lớn thoát nước thải ngay sát cầu Trắng đang xối xả chảy ra sông Nhuệ, ông T. 75 tuổi ở phường Quang Trung, quận Hà Đông cho hay: “Người ta thường xuyên vứt rác thải xuống dòng sông, từ phế liệu đến lợn, gà chết… khiến dòng nước càng thêm ô nhiễm. Sông Nhuệ đang hứng chịu nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, rồi nước thải từ các con sông khác đổ vào. Nước này ô nhiễm đến mức tưới rau, rau chết”.

Tương tự, mương Liễu Giai – Cống Vị và Ngọc Hà quận Ba Đình, Hà Nội cũng trong tình cảnh quanh năm đều có màu đen, nước sền sệt những thứ bùn bẩn, trên bờ mương thì có vô số rác rưởi và xú uế, quanh năm đầu độc thứ không khí mà người dân hàng ngày hít thở. 

Ngoài ra, các khu công nghiệp, khu đô thị mới cũng là tác nhân đang từng ngày âm ỉ đầu độc sông ngòi Thủ đô. Nói cụ thể hơn, hiện không ít khu đô thị mới có vẻ bọc ngoài “hoành tráng” nhưng đằng sau nó hoàn toàn không có trạm xử lí nước thải. Nước thải ở các khu đô thị đó không hề được xử lý mà được xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì quận Từ Liêm là một ví dụ điển hình. Theo phản ánh của người dân sống ven kênh cầu Khoang thuộc Khu đô thị Mỹ Đình - Mỹ Trì quận Từ Liêm, Hà Nội họ đang hàng ngày “kêu trời” trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. 

Theo đó, tại cống thoát nước trước toà nhà CT1, thuộc dự án của Cty CP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà hiện có màu đen ngòm, bọt trắng xoá chảy thẳng về phía kênh rồi đổ trực tiếp ra sông Nhuệ. Cảnh hôi thối, xú uế tràn lan ngay trong khu đô thị sang trọng. Chung tình cảnh đó, Khu đô thị mới Dịch Vọng quận Cầu Giấy, tuyến mương Yên Hòa – khu vực thoát nước quan trọng cũng đang từng ngày dẫn nước thải từ các khu dân cư ra sông Tô Lịch. Dòng nước của mương Yên Hòa “ngậm” rác trở nên đen ngòm, nồng nặc hôi tanh.

Khách quan nhìn nhận, việc kênh mương ách tắc, ô nhiễm do xả thải một phần xuất phát từ sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân. Họ vứt rác bừa bãi xuống cống, mương… để lại hậu quả nhãn tiền là tình trạng tắc nghẽn ở hầu hết các tuyến thoát nước tại Hà Nội hiện nay. Do bị tắc nghẽn, hệ thống không thể tiêu thoát nước mỗi khi có mưa lớn kéo dài dẫn đến đường phố bị ngập úng cục bộ. Đây là thực trạng thường thấy tại các khu vực Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ (Nam Từ Liêm), đoạn qua Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông)…

Mỗi năm chi phí dành cho các hoạt động thông tắc cống, xử lý rác thải và khắc phục sự cố ở các hệ thống mương thoát nước của thành phố là rất lớn. Đây là một sự tốn kém, lãng phí làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lực đầu tư phát triển của Thủ đô.

Làm sao “giải độc”?

Vấn đề ô nhiễm môi trường do kênh mương gây ra đang thực sự là vấn đề nhức nhối, xác định rõ điều này, từ năm 2004 UBND TP Hà Nội đã xây dựng các đề án triển khai, cải tạo các dòng sông, ao hồ trên địa bàn. Tuy nhiên, do chi phí quá lớn nên hiện kết quả mang lại vẫn chỉ dừng lại ở phần ngọn là bê tông hóa và cống hóa. Riêng phần gốc là triệt để xử lý nguồn nước ô nhiễm, làm sạch nước thải, hạn chế xả thải từ kênh, mương ra sông, hồ thì vẫn chưa được triển khai đồng bộ. 

Để quản lý, bảo vệ các ao, hồ ở Hà Nội có cả một hệ thống quy định từ luật đến các văn bản dưới luật điều chỉnh và các cấp chính quyền từ UBND TP đến UBND quận, phường và các sở chuyên ngành thực thi. Cụ thể, theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, các hồ Hà Nội thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố.

Ngày 18/5/2011, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2249/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, duy trì chất lượng nước các hồ sau xử lý ô nhiễm. Đây là quy chế quan trọng phản ánh công tác quản lý hồ Hà Nội, trong đó xác định tiêu chuẩn kỹ thuật sau xử lý, phân công các đơn vị quản lý và duy trì chất lượng nước...

Quy chế đã phân cấp cụ thể cho các đơn vị, như việc duy trì chất lượng nước hồ đã được xử lý thành công và giao cho UBND các quận, huyện, thị xã; Cty TNHH nhà nước MTV Thoát nước Hà Nội, các đơn vị được giao quản lý trực tiếp hồ tổ chức khai thác dịch vụ trên hồ... Tuy nhiên, thực tế triển khai lại lộ ra nhiều bất cập là, phần lớn các văn bản trên chỉ mang tính liệt kê các nhiệm vụ, chưa cụ thể, việc phân cấp quản lý theo chức năng bị xé nhỏ.

Làm xanh, sạch ao hồ, kênh mương trên địa bàn Thủ đô là một chủ trương có lộ trình thực hiện “dài hơi”. Trong khi chờ đợi các giải pháp được triển khai đồng bộ hóa, thiết nghĩ bản thân mỗi người dân cần tự nâng cao ý thức đảm bảo vệ sinh môi trường, không vứt rác bừa bãi và xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng kênh rạch như hiện tại.

Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ vệ sinh môi trường đến từng cụm, khu dân cư… có như vậy mới hạn chế được tình trạng ô nhiễm.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.