“Đồng vốn nhỏ tạo nên cơ đồ”

Chị Lù Thị Thu, dân tộc Thái ở bản Bắc, xã Lay Nưa sử dụng vốn vay chăn nuôi trâu và đầu tư làm bánh Khẩu xén đặc sản
Chị Lù Thị Thu, dân tộc Thái ở bản Bắc, xã Lay Nưa sử dụng vốn vay chăn nuôi trâu và đầu tư làm bánh Khẩu xén đặc sản
(PLO) - Tâm sự về dấu ấn của đồng vốn chính sách trên quê hương mình, anh Lò Văn Trường - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn bản Ho Cang (xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) xúc động nói: đồng vốn nhỏ đã cùng bà con Mường Lay vượt khó, tạo nên cơ đồ....

Thị xã Mường Lay nằm ở phía Bắc của tỉnh Điện Biên. Đây có lẽ cũng là thị xã bé nhất cả nước với diện tích khoảng 12.000ha gồm 3 đơn vị hành chính (2 phường và 1 xã), dân số gần 20 ngàn người, chủ yếu là bà con các dân tộc Kinh, Mông, Thái, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm đa số. Diện tích đất sản xuất ở Mường Lay không nhiều, có độ dốc cao, thời tiết diễn biến thất thường đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất đời sống của người dân.

Trở lại Mường Lay sau gần 10 năm, thị xã từng là một công trường lớn giờ đã đổi thay đáng kể. Anh Lò Văn Trường - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn bản Ho Cang (xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên) – cho biết, trong những năm qua, nguồn vốn chính sách đã đồng hành vượt khó cùng đồng bào Mường Lay, những đồng vốn nhỏ đã giúp nhiều hộ gia đình nơi đây tạo nên cơ đồ. 

Anh Lò Văn Trường đã làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn bản Ho Cang, xã Lay Nưa được 15 năm. Hiện tổ anh phụ trách có 38 hội viên, dư nợ hơn 1,2 tỷ đồng. “Các hộ vay trong tổ đa số đầu tư nuôi trâu sinh sản, lợn nái, lợn thịt…. Nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nhờ đó có cơ hội vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng” – anh Lò Văn Trường nói. 

Trong đó, hộ gia đình anh Lò Văn Tuyên vay 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo đầu tư nuôi lợn năm 2012. Nhờ đòn bẩy từ đồng vốn chính sách, cùng với sự chịu khó của cả gia đình, đàn lợn được chăm sóc đúng kỹ thuật nên năm nào cũng bán được 2 -3 lứa, sau 3 năm gia đình anh thoát nghèo, làm được nhà mới, cuộc sống ổn định.

Còn hộ gia đình anh Khoàng Văn Phính vay 50 triệu mua  trâu sinh sản, từ 2 con nghé ban đầu, hết thời hạn trả ngân hàng thì đàn trâu có đến 4-5 con. Nó là tài sản lớn của gia đình, nhờ đó nhà anh thoát nghèo, đã trả hết nợ cho ngân hàng và còn có tiền gửi tiết kiệm.

Sau nhiều năm tái định cư, cái khó nhất của đồng bào nơi đây là đất sản xuất ít, điều kiện sống còn nhiều khó khăn, diện tích đất dành cho cây lúa nhiều nơi không phù hợp, cho năng suất kém, đòi hỏi phải chuyển đổi phương thức sản xuất, nhưng để làm được thì phải có vốn. Thế cho nên những đồng vốn ưu đãi kịp thời từ NHCSXH có nhiều ý nghĩa với các hộ dân nơi đây, nhiều hộ đã thành công chuyển đổi sản xuất nhờ cú hích ưu đãi.

Gia đình anh Lò Văn Tắn, chị Khoàng Thị Xem ở bản Ho Cang, xã Lay Nưa đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đầu tư cải tạo hơn 2 sào đất trồng lúa kém hiệu quả thành ao nuôi cá thịt và cá giống, mỗi năm trừ chi phí cũng lãi vài chục triệu đồng, có thêm vốn gia đình anh chị còn mở đại lý mua bán thức ăn chăn nuôi. Sự chuyển đổi sản xuất thành công của gia đình anh chị là điểm sáng, là sự động viên lớn để nhiều hộ gia đình mạnh dạn học tập.

Với 30 triệu đồng, gia đình chị Lù Thị Thu, (ở bản Bắc, xã Lay Nưa) mua được 1 con trâu sinh sản, 4 còn lợn nái, còn vốn gia đình mua máy làm khẩu xén – một loại bánh đặc sản của đồng bào dân tộc Thái được làm từ bột sắn hoặc gạo. Chị Thu cho biết: “Sau khi tái định cư về đây, gia đình không có nhiều đất sản xuất. Được NHCSXH cho vay ưu đãi, gia đình tôi mới mua được con trâu, vừa phục vụ sản xuất vừa là tài sản của gia đình. Những lúc nhàn rỗi, gia đình còn làm khẩu xén bán cho bà con trong vùng và các tỉnh lân cận, kiếm thêm đồng ra đồng vào!”

Đi cùng sự phát triển của Mường Lay, trong 15 năm hoạt động, NHCSXH thị xã Mường Lay đã thực hiện tốt vai trò, vị thế là kênh chính trong việc chuyển tải vốn vay ưu đãi của Chính phủ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng hành cùng cả hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, góp phần làm thay đổi, nâng cao nhận thức đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn.

Đến tháng 4/2017, trên địa bàn thị xã Mường Lay còn 1.878 hộ được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, trong đó hộ nghèo là 342 hộ, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn là 365 hộ… Nhờ các chương trình cho vay ưu đãi đã có hàng trăm hộ thoát nghèo, hàng ngàn lao động có thêm viêc làm, là tác động tích cực cho mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm từ 5 đến 10% ở địa phương.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.