Bắc Ninh sắp thành trung tâm giết mổ lợn của miền Bắc

Nhà máy giết mổ lợn tập trung của Tập đoàn Dabaco được kỳ vọng là mô hình Nhà máy giết mổ điểm của cả nước (Ảnh minh họa)
Nhà máy giết mổ lợn tập trung của Tập đoàn Dabaco được kỳ vọng là mô hình Nhà máy giết mổ điểm của cả nước (Ảnh minh họa)
(PLO) -Trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bắc Ninh được chọn là tỉnh thí điểm tập trung đột phá vào khâu chế biến thực phẩm – khâu mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang yếu nhất.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Bắc Ninh đã giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam thực hiện Dự án giết mổ lợn tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, trở thành đơn vị đầu mối cung cấp thịt lợn sạch cho các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu. 

Dự án có mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng trên diện tích 10 ha với công suất giết mổ 2.000 con/ngày, khả năng dự trữ đông lạnh khoảng 5.000 tấn. Đây cũng là nơi để các nước nhập khẩu thịt lợn đến để thẩm định điều kiện xuất khẩu thịt lợn và là giải pháp để từng bước chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP. 

Dự án được cho sẽ góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển ổn định và mang lại giá trị cao cho các sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, để thực hiện được UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Chính phủ ban hành chính sách đặc thù với cơ chế hỗ trợ đủ mạnh cho việc đầu tư xây dựng nhà máy giết mổ lợn của Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm mô hình Nhà máy giết mổ điểm của cả nước, để cung cấp các sản phẩm thịt lợn đảm bảo ATTP, là đầu mối cho các nước nhập khẩu đến để thẩm định điều kiện xuất khẩu thịt lợn và là giải pháp để từng bước chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y và ATTP. 

Được biết, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 42 trang trại chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, trong đó đã có 6 doanh nghiệp đã được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, hiện tỉnh này lại chưa có cơ sở giết mổ lợn tập trung nào.

 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bắc Ninh được chọn là tỉnh thí điểm tập trung đột phá vào khâu chế biến thực phẩm – khâu mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang yếu nhất. Vì Bắc Ninh là tỉnh hội đủ điều kiện để có thể tổ chức lại sản xuất nhằm tạo chuỗi giá trị cao cho các sản phẩm: gạo, rau và thực phẩm với chất lượng ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh. 

Để đạt hiệu quả cao, cùng với việc đầu tư dây chuyền giết mổ, cấp đông hiện đại, đồng bộ, chủ đầu tư cần đa dạng hóa sản phẩm chế biến như làm xúc xích, thịt hộp cấp đông, thịt lợn sữa, lợn quay… “Nhu cầu của người tiêu dùng rất đa dạng chứ không phải chỉ có thịt cấp đông. 1kg thịt hun khói nhập về có giá 800.000-1.000.000 đồng nên ngoài dây chuyền giết mổ, chủ đầu tư cần quan tâm đến việc chế biến để đa dạng hóa sản phẩm” – Bộ trưởng Cường gợi ý.

Những tháng đầu năm nay, việc tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn hết sức khó khăn một phần là do chất lượng của chúng ta chưa đảm bảo và giá thành cao. Vì vậy, mô hình chuỗi thực phẩm sạch của Bắc Ninh sẽ được chọn là mô hình điểm để xây dựng các chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng đầu tư vào chế biến sâu. 

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.