Ý kiến khác nhau về đề xuất làm việc 44 giờ/tuần

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có vấn đề giảm giờ làm, vẫn đang tiếp tục được lấy ý kiến từ các cơ quan, bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan. 

Báo cáo về những nội dung lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), cơ quan soạn thảo cho biết, ngoài phương án quy định giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần (tức làm việc 6 ngày/tuần, chỉ nghỉ Chủ nhật) như luật hiện hành, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được bổ sung thêm phương án thiết kế theo nguyện vọng của đa số người lao động là chỉ làm 44 giờ/tuần (làm việc 5,5 ngày trong tuần).

Về phía đại diện cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, với mục đích cải thiện sức khỏe, tinh thần cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, sau 20 năm khu vực nhà nước áp dụng giờ làm việc 40 giờ/tuần, đã đến lúc xem xét giảm giờ làm cho người lao động.

Việc giảm giờ làm chính thức trong tuần nhằm hướng tới bình đẳng với khu vực hành chính và xu hướng chung hiện nay của thế giới với mục tiêu thúc đẩy các biện pháp tăng năng suất lao động, việc làm đầy đủ và tạo dư địa mở rộng khung làm thêm giờ cho một số ngành nghề, lĩnh vực có nhu cầu.

Đề xuất này của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được hiểu với mục đích cải thiện sức khỏe và tinh thần người lao động. Tuy nhiên, Hiệp hội Các doanh nghiệp lại phản ứng mạnh vì cho rằng giảm giờ làm sẽ là gánh nặng quá lớn với doanh nghiệp cũng như giảm sức hút đầu tư của Việt Nam.

Đơn cử, Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam (Lefaso) đã tính toán trong đánh giá tác động về đề xuất giảm thời gian làm việc mà dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang đưa ra. Cụ thể, Lefaso tính toán, nếu giảm giờ làm việc còn 44 giờ/tuần, tức là sẽ giảm khoảng 9% thời giờ làm việc so với 48 giờ/tuần như hiện nay.

Với phương thức khoán sản phẩm cho người lao động mà phần lớn các doanh nghiệp da giày đang thực hiện, tính trên tổng số lao động đang sử dụng trong ngành là khoảng 1,5 triệu người, thì số lượng sản phẩm người lao động làm được cũng sẽ bị giảm xuống tương ứng tỷ lệ giảm là 9%. 

“Tỷ lệ sản phẩm giảm sẽ kéo theo kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày bị giảm xuống khoảng 9%/năm. Với kim ngạch xuất khẩu ngành da giày dự kiến đạt trên 20 tỷ USD trong những năm tới thì mỗi năm ngành da giày sẽ mất gần 2 tỷ USD giá trị xuất khẩu”, trao đổi với truyền thông bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Lefaso cho biết.

Được biết, ngành da giày được coi là một trong những ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Theo một tính toán của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản, ngay cả khi Việt Nam quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần thì các doanh nghiệp của nhiều ngành nghề như: dệt may, thủy sản, da giày đã phải bố trí làm thêm giờ hết thời gian được phép 300 giờ/năm theo quy định. Thậm chí, có doanh nghiệp vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng bằng máy bay.

Nếu giảm từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần, đương nhiên các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm tối thiểu 150%; 200%; 300% đơn giá tùy theo ngày làm thêm. Đối với 1 doanh nghiệp quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm.

Không chỉ vậy, một vấn đề nữa là các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại về chi phí lao động của Việt Nam ngày càng tăng cao sau khi quy định về giảm giờ làm việc được ban hành, nhất là trong bối cảnh các mức đóng bảo hiểm xã hội của Việt Nam đang đứng ở mức cao trong khu vực và lương tối thiểu vùng ở Việt Nam tăng đều qua các năm.

Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thể rút khỏi Việt Nam và các doanh nghiệp khác đang dự kiến đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia khác trong khu vực thay vì đầu tư tại Việt Nam.

Theo các đánh giá sơ bộ của cơ quan soạn thảo, việc giảm giờ chính thức trong tuần xuống 44 giờ/tuần sẽ tỷ lệ thuận với sức khỏe, tiền lương và năng suất lao động theo giờ của người lao động; nhưng sẽ tỷ lệ nghịch với năng suất lao động tổng thể trong năm, với chi phí, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng GDP.

Vì vậy, việc tính toán làm sao để hài hòa lợi ích các bên đối với đề xuất giảm giờ làm việc chính thức là một vấn đề phức tạp. Cho nên thiết nghĩ, cần nghiên cứu, đánh giá tác động đầy đủ để làm căn cứ quyết định quy định cụ thể. 

Đọc thêm

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?