Bốn phương trời ta về đây chung vui
Giữ buổi trưa, cái nắng Sài Gòn càng thêm gay gắt. Xóm lao động nghèo thuộc khu phố 10, phường 5 nằm sau lưng bến xe Quận 8 càng ngột ngạt. Những hẻm ngoằn ngoèo, nối với nhau bởi những đoạn cua gấp khúc chỉ một đủ một xe máy chạy. Không khí oi bức, tù túng, lại thêm nắng nóng khiến mùi tanh hôi càng bốc lên nồng nặc.
Ông Lê Hồng Huỳnh, tổ trưởng khu phố 10 cho biết "Tôi đã sống ở đây hơn 20 năm, cũng thời gian đó "xóm ve chai" hình thành. Họ là dân nghèo gốc miền Đông, miền Tây, Bình Phước phiêu dạt về đây. Ban đầu những người này sống tạm bợ ở bên rạch Bồ Đề. Sau sinh con đẻ cái họ chở thành một cộng đồng". Trước thắc mắc về cái tên của xóm, ông Huỳnh giải thích "Trước kia xóm này có mấy cái ao rất lớn, nước đen kịt toàn rác thải, muỗi mòng chuột bọ nhiều vô kể. Vì vậy, tuy nằm ở giữa quận nhưng chẳng mấy khi có người lạ đến, cuộc sống ở đây cũng chẳng khác gì ốc đảo. Còn tên gọi ve chai là do nghề "truyền thống"".
Những cư dân của ốc đảo ve chai. |
Căn phòng "rộng rãi" nhất có diện tích chừng 12m2 là của vợ chồng anh Hải và tám đứa con. Năm 1962, cha mẹ anh Nguyễn Văn Hải từ Long An di cư lên TP.HCM. Họ dựng nhà bên cạnh rạch Bồ Đề. Năm 1976, Chị Huỳnh Thị cũng theo cha mẹ lên TP.HCM. Họ chở thành hàng xóm. Những ông bố bà mẹ không nghề nghiệp chọn công việc đi nhặc rác để sinh sống. Vậy là cô gái nhặt lông ngan lông vịt bén duyên với anh chàng xe ôm trong xóm nghèo.
Căn phòng ở phía trong cùng, tối tăm ẩm thấp với đủ các bao, túi nilon che chắn. Chủ nhân là bác Dương Thị Hồng. Người đàn bà chưa tới 60 tuổi nhưng già yếu như đã ngoài bảy mươi. Bác Hồng là dân gốc Chợ Lớn ,lấy chồng mới chuyển về quận 8. Sau làm ăn thất bát, chồng mất, bác mang cậu con trai đến thuê nhà ở xóm trọ này. Anh con trai bác Hồng đã lấy vợ cách đây ít lâu. Song do nhà cửa chật chội, nên đành gửi vợ con về đằng ngoại ở Cần Guộc (Long An) mỗi tuần về thăm một lần.
Phòng cuối cùng chủ nhân là người phụ nữ có cái tên rất đẹp Hoàng Thị Lệ Thủy. Vốn là cô gái "gốc sài Gòn" thuộc thế hệ 8x . 18 tuổi theo tiếng gọi tình yêu, cô gái bỏ nhà theo gã nhân tình thuộc hàng "đầu trộm đuôi cướp". Sau khi "tình yêu hết", gã bỏ cô phũ phàng .Cô gái gã vào vòng tay vài ba gã "cô hồn" nhưng vẫn sống lay lắt tạm bợ ở chân cầu. Rồi cô có con với một trong những gã nhân tình đó. Hắn "bỏ của chạy lấy người". Cô gái trẻ nghe tin ở xóm ve chai tiền thuê nhà rất rẻ nên mang đứa con trai hơn một tuổi về đây. Hiện bà mẹ trẻ này đang mang bầu tháng thứ ba, nhưng chẳng ai biết tác giả là ai.
Cùng chung "chí hướng"
Từ khắp nơi đến nhưng tất cả những người sống ở đây đều chọn chung một nghề...ve chai. Đám con nít thì đi nhặt ở bãi rác, vỉa hè, quán ăn, nhà hàng. Đám phụ nữ "chuyên nghiệp" hơn thì có cái xe đạp, lượn hết hang cùng ngõ hẻm "Ai ve chai đê". Còn đàn ông ở đây chủ yếu là làm nghề xe ôm.
Một ngày bác Dương Thị Hồng, đạp xe đạp chừng khoảng 50km. Bác Hồng cho biết, 24 vỏ lon bia thì mua với giá 9,5 ngàn đồng. Một cân bịch nilon có giá 10 ngàn. Còn một cân giấy vụn có giá từ 2-3 ngàn tùy loại. Một ngày mỏi chân, khản cổ mua mua bán , người đàn bà này được lời từ 60-70 ngàn đồng. Người con trai chạy xe ôm một ngày cũng kiếm được hơn 100 ngàn. Song anh chỉ đóng cho mẹ 30 ngàn tiền ăn và tiền nhà còn lại gửi về Long An cho vợ con.
Thế hệ "tương lai" của ốc đảo. |