Vì sao Gặp nhau cuối năm bị “soi“?

Trai đẹp bị nước khác trục xuất nhưng được chào đón ở Việt Nam- một tình tiết trong Gặp nhau cuối năm
Trai đẹp bị nước khác trục xuất nhưng được chào đón ở Việt Nam- một tình tiết trong Gặp nhau cuối năm
(PLO) - Chương trình Gặp nhau cuối năm hình như được dư luận chú ý quá mức vào mỗi dịp cận Tết. Vì nó không đơn thuần là chương trình hài.
Phải chăng khán giả quá bận rộn nên cứ phải để dành đến Tết cười một thể?. Nhưng biết đâu cá biệt có một số người sợ bị cười nên khán giả đành phải nhịn?!.
Không dễ gì kiếm được cặp vé xem Gặp nhau cuối năm ghi hình tại Cung Văn hóa Hữu Nghị. Dù đêm diễn thứ hai (21/1), sức ép về khán giả đã giảm bớt so với đêm đầu, nhưng theo lời rao của một "phe" vé thì giá vé tầng một vẫn lên tới 3,5 triệu/cặp, còn tầng hai là 2,5 triệu đồng.
Nếu khán giả sẵn sàng bỏ ra số tiền gần như thế để mua vé, thì thiết nghĩ cũng nên cân nhắc chuyện bán vé chương trình. Như thế nhà đài cũng đỡ phải đi xin quảng cáo, mà lại có nguồn thu để làm các chương trình khác.
Mặc dù khán giả của Gặp nhau cuối năm cũng như của nhiều show truyền hình khác sẽ phải tuân theo một số quy định của trường quay, nhưng với sức nóng của chương trình, chắc hẳn họ cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để được BTC “hành hạ” kiểu bắt vỗ tay đi vỗ tay lại và cười khi chương trình chưa diễn ra - để ghi hình, thậm chí bị tịch thu điện thoại nếu trót lỡ ghi hình buổi diễn.
Gặp nhau cuối năm không chỉ “nóng” với khán giả mà hẳn là còn rất nóng với các cơ quan công quyền, ít nhất là với Bộ VHTT&DL. Trước khi chương trình diễn ra, Bộ xem ra không tin tưởng vào một cơ quan ngang tầm với mình là đài truyền hình quốc gia nên bằng công văn đã cẩn thận “nhờ” Ban Tuyên giáo để ý giùm nội dung chương trình xem có gì “thô tục”.
Xét trên một khía cạnh nào đó, Gặp nhau cuối năm rất có thể cũng “thô tục” thật khi nó không đơn thuần là một chương trình giải trí ngày Tết, mà toàn nói những chuyện không hay hoặc rất không hay có tác động tiêu cực tới xã hội trong suốt một năm. 
Theo một ngữ nghĩa nào đó, những chuyện thực tế đó cũng đã đủ độ “thô tục” thì mới được nhắc tới khi khán giả cả nước Gặp nhau cuối năm qua màn ảnh nhỏ. Nếu có một chương trình thời sự tổng kết năm nhắc lại tất cả những chuyện trên, chả lẽ cũng làm một vài “Bộ” nào đó giật mình, nghĩ cách phòng xa?. Hay chỉ khi tất cả được thuật lại trên tinh thần hài hước để họ có nguy cơ bị cười thì họ mới trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết?.
Động thái của Bộ VHTT&DL có lẽ không hẳn là vô ích. Táo Văn hóa chỉ xuất hiện cho có trong màn chào kết, nói vài câu vô nghĩa mà lại còn chệch sang vấn đề an toàn thực phẩm và đổ luôn cho sự thiếu ý thức của “một số người dân”.
Các vấn đề liên quan đến quản lý văn hóa cũng chỉ bị lướt qua. Chẳng hạn khi Táo Giao thông và Táo Y tế đang đứng hát với nhau trước khi vào chầu thì bị Bắc Đẩu đi qua đòi giấy phép hành nghề hát. Rút cuộc giấy phép vẫn là cái phong bì.
Táo Giáo dục chung thân phận với Táo Văn hóa, chẳng được ra báo cáo chính thức. Nhưng chuyện bảo mẫu thì trở thành cái trục chính của kịch bản. Chính Ngọc Hoàng cũng bị Nam Tào giúi đầu vào thùng nước do học tập cái clip bạo hành trẻ con ở hạ giới.
“Ghê” hơn, Ngọc Hoàng này lại chính là một người dân. Vì Ngọc Hoàng thật bị mệt nên anh Tèo ở hạ giới đã được thuê để đóng thế. Ý tưởng táo bạo này đem lại nhiều tình huống hài hước những khi Tèo quên vai, lộ vở.
Sự hài hước có khi trở nên sâu cay khi với tư cách người dân, Tèo không thể ngồi yên trong lốt Ngọc Hoàng nghe các Táo nói những lời vô trách nhiệm, thậm chí vô liêm sỉ.
Sự chủ động quên vai của Tèo dẫn đến việc “hành hung” Táo Điện lực hay thẳng tay xử phạt Táo Y tế chính là điểm nhấn đặc biệt của Gặp nhau cuối năm 2014.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

Dalat Best Dance Crew 2025 không bán vé

(PLVN) - Ông Trần Đình Tài - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết chương trình Dalat Best Dance Crew 2025 sẽ mở cửa tự do để khán giả có thể hòa cùng vũ điệu sôi động của các nhóm nhảy.

Đọc thêm

'Đất ơi nở hoa' - Ca khúc mừng thống nhất non sông

 NSƯT Hoàng Tùng thể hiện ca khúc "Đất nước nở hoa". (Ảnh H.V)
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vừa sáng tác tác phẩm “Đất ơi nở hoa”. Tác phẩm như lời tri ân của nhạc sĩ với quê hương, đất nước, với mẹ trong những ngày tháng tư lịch sử đong đầy những cảm xúc thương yêu, tự hào.

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ
(PLVN) -  “Tchaikovsky’s night” – chương trình hòa nhạc giao hưởng tối 19/4 là sân khấu nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Với vai trò là đơn vị đồng hành, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển đến đông đảo khán thính giả Việt.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.

41 thí sinh rạng rỡ tại đêm chung khảo 'Hoa hậu Việt Nam 2024'

Các thí sinh rạng rỡ, duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Bám sát chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam” và bốn trụ cột: “Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến”, 41 thí sinh có màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo "Hoa hậu Việt Nam 2024" diễn ra tối 20/4/2025 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội).

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.