Xe buýt nhanh Hà Nội - mới thử nghiệm đã gặp trở ngại

Khu vực cầu vượt Láng Hạ liên tục xảy ở đoạn thắt cổ chai do lưu lượng người tham gia giao thông quá đông và điều này cũng khiến nhiều người lo xe buýt nhanh liệu có nhanh.
Khu vực cầu vượt Láng Hạ liên tục xảy ở đoạn thắt cổ chai do lưu lượng người tham gia giao thông quá đông và điều này cũng khiến nhiều người lo xe buýt nhanh liệu có nhanh.
(PLO) - Theo Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, dự kiến thời gian chạy xe trên tuyến cho tuyến BRT giai đoạn đầu là 45 phút/lượt xe (chậm hơn 8 phút so với thiết kế và nhanh hơn thực tế hiện nay từ 5 - 10 phút); vận tốc khai thác đạt 19,6km/giờ (chậm hơn so với vận tốc thiết kế 4,2km/giờ và nhanh hơn so với tuyến buýt nhanh chạy thử hiện nay từ 2 - 3,6km/giờ).

Tuy nhiên, so với thực tế việc đi xe máy từ Bến xe Yên Nghĩa tới Kim Mã chỉ mất khoảng 30 phút. Như vậy, so với phương tiện di chuyển phổ biến hiện nay là xe máy thì thực tế tuyến buýt nhanh này cũng không nhanh hơn được bao nhiêu.

Gấp gáp thử nghiệm

Sau 1 năm chậm tiến độ, theo thông báo từ Sở GTVT Hà Nôi dự án xe búyt nhanh BRT dự kiến  được vận hành thử nghiệm vào ngày hôm qua -15/12. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại nhiều nhà ga, bến chờ còn khá ngổn ngang. Ngay trên tuyến đường Láng Hạ - Lê Văn Lương- Giảng Võ… các công nhân vẫn đang thực hiện các công việc vệ sinh, lắp đặt các hạng mục chưa hoàn thiện.

Theo Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, phương án Tramoc xây dựng, trước mắt, vé dùng cho xe buýt nhanh vẫn là vé thẻ giấy thông thường như vé xe buýt và được bán tại các điểm nhà chờ. Vé lượt dự kiến là 7.000 đồng/lượt. Vé tháng áp dụng như vé tháng của xe buýt thông thường. Tuyến buýt nhanh có số hiệu 99, lộ trình bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa. Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, tuyến buýt nhanh BRT có 44 điểm dừng (cả 2 chiều) phục vụ đón trả khách. Để tăng cường khả năng kết nối, tạo thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến, sở sẽ điều chỉnh, di chuyển 10 điểm dừng và bổ sung 10 điểm cho 2 chiều vận hành.

Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội và Công an thành phố đưa ra phương án tổ chức lại giao thông trên tuyến theo hướng ưu tiên cho xe buýt nhanh BRT. Đối với xe tải, xe ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500kg trở lên, xe khách, xe hợp đồng sẽ cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h00-9h00, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu - Vạn Phúc). Trừ các xe chở học sinh, cán bộ công nhân viên và xe xử lý sự cố được hoạt động bình thường.

Đối với xe taxi sẽ cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h00-9h00, chiều 16h30-19h30) trên tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương. Trừ các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, xe khắc phục sự cố được hoạt động bình thường. Ngoài ra, các cơ quan trên đề xuất cấm dừng đỗ tất cả các phương tiện trên dọc tuyến đường hoạt động của BRT.

Các phương tiện chỉ được phép dừng đỗ đón trả khách trên các tuyến đường ngang giao cắt với hành lang vận hành BRT, hoặc tại các vị trí có bố trí sảnh, vịnh đón trả khách nhằm hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông trên dọc tuyến BRT. Như vậy, mặc dù gấp gáp hoàn thiện, triển khai nhiều giải pháp để tạo điều kiện cho xe buýt nhanh BRT hoạt động nhưng đến nay việc triển khai chạy thử nghiệm theo đúng lịch trình lại tiếp tục lỡ lỡ hẹn với người dân Thủ đô.

Phải chạy thử rồi rút kinh nghiệm

Giải thích về nguyên nhân tuyến xe buýt nhanh chưa được đưa vào chạy thử nghiệm như công bố trước đây, Ban quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị - đơn vị thực hiện dự án cho biết, tuyến xe buýt nhanh BRT có công nghệ quản lý, vận hành đều khác với xe buýt truyền thống từ việc xuất bến, vào bến, vào các điểm đón khách, điều hành thông tin, lịch trình…

Những bước này đã được thử nghiệm từ đầu tháng 12 và sẵn sàng khớp nối nhưng việc đưa xe buýt nhanh chạy trên đường còn cần những điều kiện khác như: Sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội về phương án phân luồng giao thông với làn đường ưu tiên. Hiện, đề xuất này mới được trình lên Ủy ban nhân dân thành phố. Trước đó, việc Hà Nội gấp rút đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh BRT được nhiều người chờ đợi nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại. Bởi lẽ, các tuyến đường Tố Hữu, Lê Văn Lương, Láng Hạ... vốn là điểm đen về ùn tắc giao thông, nếu tuyến buýt nhanh đi vào hoạt động thì tình trạng này sẽ càng thêm nghiêm trọng.

Về vấn đề này, ông Dương Đức Thắng - Phó Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông - Sở GTVT TP Hà Nội cho hay: “Trên trục đường Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Kim Mã lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông khá đông nên việc tổ chức giao thông cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Do vậy, thời gian vận hành thử loại hình buýt này, các đơn vị sẽ có những đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp.

Hiện nay, các đơn vị liên ngành GTVT đang tiếp tục hoàn thiện công tác hạ tầng, bao gồm điểm đầu, cuối, sơn kẻ làn đường riêng, tổ chức biển báo giao thông, biển báo hướng dẫn để đảm bảo có làn đường riêng cho xe buýt nhanh. Bên cạnh đó là việc phối hợp điều chỉnh hệ thống đèn tín hiệu, lắp đặt camera giám sát để phục vụ tốt nhất cho hệ thống xe buýt nhanh và hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện khác”.

Về phương án xử lý khi buýt nhanh BRT vận hành gặp phải ùn tắc, ông Hà Huy Quang - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Về nguyên tắc là không cho người dân đi vào làn đường của xe buýt nhanh. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, sẽ có lực lượng xử lý sự cố ở từng thời điểm. Chúng tôi sẽ thông tin cụ thể tới nhân dân trước khi xe buýt nhanh vận hành chính thức”. Theo ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, việc chỉ dành 15 ngày chạy thử nghiệm rồi vận hành chính thức khó có thể đánh giá được hiệu quả của mô hình này.

Theo ông, việc lùi thời điểm vận hành chính thức để có thời gian rút kinh nghiệm, điều chỉnh. “Phải chạy thử, rồi rút kinh nghiệm, thậm chí ngừng lại để bổ sung các điều kiện kỹ thuật cho đảm bảo. Các nhà quản lý giao thông cần thay đổi tư duy, phải tham khảo ý kiến các chuyên gia nhà khoa học, người dân chứ không thể “cứ hứng lên làm theo nhiệm kỳ” và cứ “có dự án thì ký ngay còn có làm sao thì hết nhiệm kỳ rồi” thì chẳng có ai chịu trách nhiệm” - ông Liên nói.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.