Tiền tỷ đang bị lãng phí ở dự án xe buýt nhanh Hà Nội

Liên quan đến dự án xe buýt nhanh khối lượng lớn – BRT, do Ban quản lý giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) làm đại diện chủ đầu tư, nguồn tin có trách nhiệm khẳng định với Pháp luật Việt Nam, tân Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị  “đang trong quá trình  làm kiểm điểm”, đồng thời, ngành chức năng cũng đã đình chỉ công tác 6 tháng đối với thuộc cấp của ông này là một phó giám đốc.

Liên quan đến dự án xe buýt nhanh khối lượng lớn – BRT, do Ban quản lý giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) làm đại diện chủ đầu tư, nguồn tin có trách nhiệm khẳng định với Pháp luật Việt Nam, tân Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị “đang trong quá trình  làm kiểm điểm”, đồng thời, ngành chức năng cũng đã đình chỉ công tác 6 tháng đối với thuộc cấp của ông này là một phó giám đốc.

Tiếp tục... đào

Ngành giao thông Hà Nội mới gây sự chú ý đặc biệt của người dân với dự án xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn - BRT (thuộc dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội) tiêu tốn cả nghìn tỷ đồng.  

Theo phê duyệt ban đầu, dự án phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổng mức đầu tư 304,72 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là 165,3 triệu USD. Riêng hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên tại Hà Nội được Sở GTVT khởi công vào tháng 3/2013 với chiều dài 14 km.

Dự án bắt đầu chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - Bến xe Kim Mã. Với dự án này, xe buýt nhanh sẽ đi trên 2 làn đường riêng sát dải phân cách giữa của trục đường. Làn đường này được phân cách bằng gờ cao 20cm. Nhà chờ được đặt trên dải phân cách giữa, ở gần ngã tư nên hành khách đi theo vạnh sơn kẻ đường tại các nút giao thông để tiếp cận xe buýt.

Dù mới đưa vào khai thác từ tháng 10/2010, nhưng ngành giao thông Hà Nội vẫn quyết định đào bỏ mặt đường nhựa bê tông ở phố Lê Văn Lương và thay vào đó bằng mặt nền bê tông
Dù mới đưa vào khai thác từ tháng 10/2010, nhưng ngành giao thông Hà Nội vẫn quyết định đào bỏ mặt đường nhựa bê tông ở phố Lê Văn Lương và thay vào đó bằng mặt nền bê tông

Vừa đưa vào sử dụng từ tháng 10/2010, chất lượng mặt đường còn rất tốt, do nằm trong lộ trình lăn bánh của xe buýt nhanh, nên mặt nhựa đường Lê Văn Lương vẫn bị đào bới để thay thế bằng bê tông. Theo tính toán, chỉ tính các điểm dừng đỗ của xe buýt với chiều dài 3km, việc bỏ nhựa để thảm bê tông cũng tiêu tốn cho ngân sách khoảng 12 tỷ đồng.

Số tiền đó sẽ lớn gấp nhiều lần, khi mặt đường nhựa từ bến xe Kim Mã về bến xe Yên Nghĩa nếu cũng áp dụng “công thức” bóc nhựa để “ốp” bê tông như cách làm hiện tại.

Đại diện Ban quản lý giao thông đô thị khẳng định “không có sự lãng phí”, bởi phần đường bóc lên ở phố Lê Văn Lương là phục vụ cho các điểm dừng đỗ cho xe buýt nhanh.

Tuy nhiên, khẳng định này từ Ban quản lý dự án đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của dư luận, bởi, hầu như toàn bộ hai chiều đường Lê Văn Lương đã bị bóc xới, thay thế lớp nhựa đường bê vật liệu bê tông. “Chẳng lẽ điểm dừng đỗ của xe buýt lại kéo dài cả con phố Lê Văn Lương?”, một cán bộ ngành giao thông giấu tên, cho biết.

Để kịp tiến độ, suốt nhiều tháng qua, đơn vị thi công đã cho quây tôn trên nhiều đoạn ở đường Lê Văn Lương để đào bới lớp đường cũ và thay thế vật liệu mới là bê tông vào đó.

Sáng ngày 16/7, trên đường Lê Văn Lương, ngay gần với ngã tư Khuất Duy Tiến, rào tôn cũng đã được dựng lên để máy móc tiếp tục đào bới lớp đường nhựa còn rất tốt.

Bắt đầu tư ngã tư Hoàng Đạo Thuý – Lê Văn Lương và Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến, cả con đường giờ như chiếc áo bị vá chằng vá đụp. Những đoạn đường nhựa được bóc lên giờ thay thế vào đó là các khối bê tông nham nhở, gồ ghề không bám sát đường cũng, nhiều ô vuông được chia đều.

Việc bóc lớp đường nhựa còn mới đã gây nên mối hoài nghi cho người qua đường, những dấu hỏi về việc có cần thiết phải “đúc” bê tông cho xe buýt, việc phá bỏ đường cũ có quá lãng phí hay không cũng được đặt ra.

Trước biểu hiện của sự lãng phí ghê gớm này, đại diện chủ đầu tư cho hay vì đây là dự án phục vụ xe buýt chạy trên đường riêng nên có thể dẫn đến tình trạng mặt đường bị… “mỏi”. Do lo ngại lộ trình tuyến buýt nhanh này nếu sử dụng đường nhựa như đã có sẽ không chịu được nên phải thay bằng  mặt đường bê tông cứng.

Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, việc bóc đường cũ vẫn còn sử dụng tốt để thay thế đường mới chứng tỏ quy hoạch có vấn đề. Trong khi chủ đầu tư cho hay dùng đường bê tông là có ưu điểm, thì ông ông Liêm lại nêu lo ngại của mình.

Theo ông Liêm, nhược điểm của mặt đường bê tông là co giãn nên phải có nhiều điểm nối, điều đó khiến cho mặt đường không được êm trong quá trình phương tiện lưu thông. Cũng theo ông Liêm, việc quy hoạch không có quy củ dẫn đến dự án chồng dự án đã gây ra sự lãng phí lớn cho xã hội.

Tân Giám đốc làm kiểm điểm, đình chỉ công tác 6 tháng Phó giám đốc

Trong buổi làm việc với Pháp luật Việt Nam, tân Giám đốc Ban quản lý dự án Giao thông đô thị - Sở GTVT Hà Nội tỏ ý khó chịu trước thông tin về sự lãng phí của dự án xe buýt nhanh.

Ông này cho hay, đặt vấn đề như vậy là sai (lãng phí – PV). “Đây là dự án được nước ngoài tài trợ vốn và được cơ quan chức  năng cũng như UBND Tp. Hà Nội phê duyệt. Trước khi phê duyệt dự án thì người ta cũng đã tính toán đến hiệu quả kinh tế rồi.

Chỉ đường Lê Văn Lương còn tốt nên bóc nhựa để làm bê tông ở vị trí dừng đỗ, còn ở những đường cũ thì phải bóc lên để làm đường mới”, ông này nói.

Và để minh chứng cho sự thuyết phục của dự án, tân Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cũng đã đưa ra vài tấm ảnh chụp đường xe bút nhanh ở Indonesia, Philipines … để minh hoạ. Đại ý của vị này là việc thực hiện dự án xe buýt nhanh tại Hà Nội cũng đã được học hỏi, tham khảo từ những nước từng thực hiện các công trình này.

Liên quan đến dự án bóc đường nhựa, thảm bê tông cho dự án nghìn tỷ này, tân Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông đô thị cho hay bản thân ông cũng đang “trong quá trình làm kiểm điểm”.

Ngoài việc Giám đốc bị kiểm điểm, một thuộc cấp khác của ông là Phó giám đốc cũng đã bị Sở GTVT Hà Nội đình chỉ công tác 6 tháng. Lý do cả hai nhân sự ban này bị kiểm điểm hiện tại chưa được tiết lộ.

V. Hưng

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.