Nguồn gốc của tên "Trạng Trình"
Nguyễn Bỉnh Khiêm người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi, niên hiệu Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông. Ông làm quan Đông các hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyên hầu.
Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần. Việc không thành ông cáo lão về hưu. Dựng am Bạch Vân (am Mây trắng) nên có tên hiệu tà Bạch Vân Âm cự sĩ. Ông thọ 95 tuổi (1491 -1585). Ông mất, nhà Mạc tặng hàm Thượng thư bộ Lại, hiệu Trình quốc công, còn dân gian gọi ông với cái tên yêu kính là cụ Trạng Trình.
Theo sử sách ghi chép lại, lúc lên 5 tuổi, ông được mẹ dạy cho học thuộc lòng hàng chục bài Kinh thi (Quốc phong ) và cũng học thuộc lòng luôn cả nội dung của các sách Kinh truyện. Lớn lên đi học thầy Lương Đắc Bằng, một danh sĩ nồi tiếng thời bấy giờ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được tiếp xúc một người thầy đầy tài năng nên trì thức của ông càng phong phú.
Đặc biệt, thầy Lương Đắc Bằng đã đưa cho người học trò cừ khôi của mình cuốn sách "Thái Ất thần kinh", bởi vậy mà sau này ông tinh thông số học, nổi tiếng văn hay, tinh thông mọi sự đời, dự đoán thế cuộc. Vì vậy người ta đồn đại về "sấm" của ông với danh hiệu Trạng Trình. Chữ "Trạng" ở đây hàm nghĩa giỏi về dự báo, dự đoán tương lai thế cuộc.
Nói về huyết thống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong dân gian còn có câu: "Trứng rồng rồi lại nở ra rồng". Chả là mẹ ông là người ở núi Yên Tử, con Thượng thư Nhữ Văn Lan, thiên từ thông minh, học rộng, giỏi văn, lại tinh thông thuật số. Bà sống vào đời Hồng Đức (1470 -1497) thời thịnh trị của Lê Thánh Tông.
Tượng Trạng Trình trong Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Hải Phòng. |
Qua bấm số, bà đã biết được bốn mươi năm sau nhà Lê sẽ gặp vận suy vi nên khi có nhiều người đến hỏi làm vợ, bà không thuận lấy. Thấy cụ Nguyễn Văn Định có tướng mạo khác thường, có thể sinh quý tử, bà mới bằng lòng làm vợ rồi sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa biết nói, một buổi sáng cụ Định bế con ra ngồi ở bờ hồ chơi bỗng ông bật lên tiếng: "Nhật xuất đông phương" (Mặt trời mọc phía đông). Bố ông rất lấy làm kinh ngạc và sung sướng.
Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm thường cùng bọn trẻ ra sông tắm. Bấy giờ có một người phương Bắc giỏi tướng số đi qua, thấy ông có tướng mạo lạ thường bèn nói : "Đứa trẻ này có thê làm tới ngôi Vương", nhưng lại than: "Đáng tiếc là đa thê quá nên chỉ đỗ Trạng nguyên, làm đến Tể tướng mà thôi".
Nguyễn Binh Khiêm mới lên năm đã tỏ ra thông minh, mẫn tiệp. Hai vợ chồng cụ Định đều có kỳ vọng ở đứa con trai, nhưng mỗi người có một mơ ước khác nhau.
Cụ Định chỉ mong con sau này học bành thành đạt, chiếm được bảng vàng. Bù cho số phận của ông lao đao thi cử mãi cũng chỉ được đến cái chân giám sinh.
Bà Nhữ Nương, vợ ông vốn có học hành, đoc sách nhiều, lại rất tin vào lý số, có ý thức tự cao đến gàn dở, luôn luôn nghĩ mình phải ở địa vị trùm lên thiên hạ. Nhưng trót không được làm hoàng hậu thì cố rèn cho con được làm vua làm chúa, mình cũng sẽ thành trở quốc thái mẫu nghi. Mơ ước trái ngược nhau như vậy đã khiến cho gia đình không hòa thuận. Bà luôn luôn gây chuyện, bực bội với chồng.
Một lần vợ đi vắng, cụ Định ngồi chơi với con, lấy dây tre làm đàn, kéo lên kéo xuống đặt câu vần để đùa với con: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung". Không ngờ, cậu bé Khiêm bất giác ứng khẩu tiếp một câu liền vần với câu hát của bố: "Vịn tay tiên, nhẹ nhẹ rung".
Văn Định trố mắt nhìn con, ngạc nhiên hết sức. Không ngờ mà thằng bé lên năm đã mẫn tiệp đến thế này. Ông mua quà thưởng cho con, chiều về mách lại với vợ. Tưởng bà cũng hưởng ứng với niềm vui có đứa con thông tuệ, không ngờ Nhữ Nương lại nghiêm nét mặt trách chồng: "Sao lại đem chuyện tầm thường như vậy mà dạy con? Nguyệt là biểu tượng của bề tôi. Trăng sáng được là nhờ mặt trời chứ! Sao không lấy ngay biểu tượng nhật mà dạy nó? Nuôi con, muốn cho nó thành vua, thành chúa, chứ làm kẻ bề tôi thì nói làm gì!"
Một lần khác, bà Nhữ Nương dạy cho con thuộc lòng một câu do bà đặt ra rồi quẩy gánh đi chợ. Văn Định ở nhà trông con, thấy thằng bé vừa chạy quanh sân vừa nghêu ngao: "Bống bống bang bang/ Ngày sau con lớn/ Con tựa ngai vàng".
Văn Định giật nảy mình, nhìn quanh nhìn quẩn, may không có người ngoài đến, cũng không có người nào giúp việc ở trong nhà. Trẻ con mà hát như thế có chết người không! Đòi tựa ngai vàng thì chỉ là muốn cướp ngôi, giành thiên hạ với nhà vua bây giờ chứ còn gì nữa. Ông vội gọi cậu Khiêm bày cho con hát lại: "Ngày sau con lớn. Con vịn ngai vàng".
Sửa đi một chữ, cái ý ngông nghênh, phản nghịch mất hẳn. Như thế, Văn Định cũng tỏ ra một con người thông thạo văn từ. Nhưng lại cũng vì thế mà chiều đến, hai vợ chồng xung đột với nhau. Nghe con hát khác câu của mình đã dạy. Nhữ Nương bực bội với chồng: "Lại cứ cái lối dạy con làm kẻ bề tôi! Sao mà ông kém cỏi đến thế".
Mâu thuẫn vu vơ như vậy mà càng ngày sâu sắc. Nhữ Nương vẫn không bao giờ chịu từ bỏ cái mơ ước ngông cuồng của mình. Mà Văn Định cũng thấy khó lòng chịu đựng được với những lời châm biếm nhiều phần cay độc, thái độ trịch thượng của vợ.
Chuyện phải xảy ra đã xảy ra. Họ lẳng lặng chia tay nhau. Nhữ Nương bỏ đi còn Văn Định đành chịu cảnh gà trống nuôi con cho đến khi Nguyễn Bỉnh Khiêm khôn lớn. Tương truyền sau này, ông đi thêm bước nữa với bà Dương Thị Diệu, con gái của thầy dạy học Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Ý nghĩa của Bạch Vân am và quán Trung Tân
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người học giỏi, tuổi đã cao, lại sống vào đời Lê Chiêu Tông (1516-1526) đang loạn lạc nên ông không đi thi, mà làm thơ cảm tác: "Thái hòa vũ trụ bất Ngu Chu/ Hỗ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù". Nghĩa là: "Vũ trụ không có cảnh thái hòa như đời Ngu Chu/ Đáng cười thay cho hai kẻ thủ tranh lẫn nhau".
"Xuyên huyết sơn bài tùy xử hữu/ Uyên ngư, tùng tước vị thùy khu (Nơi đâu cũng là sông núi máu xương/ Vì đâu mà chúng đuổi cả xuống vực sâu, đuổi chim vào bụi rậm). "Trung hưng đĩ bốc độ giang mã/ Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu. (Trung Hưng, vua đã sang sông, khi đó vua Lê đã sang lánh nạn ở Gia Lâm, về sau có điềm xấu con du vào nhà - Ý nói vua Lê sẽ gặp điềm gở, về sau bị chúa Trịnh đoạt quyền).
"Sự thế đáo đầu hưu thuyết trước/ Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du". Nghĩa là : "Sự đời lúc xưa không nói nữa/Ngâm vịnh bên đầm, vui sự nhàn".
Khi Mạc Đăng Dung đã chiếm ngôi, ông xem bói đã biết được sau mười năm nhà Lê sẽ khôi phục cơ đồ. Nhân bạn bè khuyên giải nhà thì nghèo nên mãi đến năm 44 tuổi mới thi hương.
Đời Mạc đậu Giải nguyên (đỗ đầu) năm sau thi hội khoa Ất Mùi, năm Mạc Đại Chính thứ sáu (1535) lại đỗ thứ nhất (Hội nguyên), thi đình đỗ Trạng Nguyên. Khi mới đỗ, ông nhận chức Hiệu thư, sau thăng lên Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, Trình toàn hầu.
Ông làm quan được tám năm thì dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần, không được triều đình nghe theo, lại thêm khi ấy ông có người rể là Phạm Giáo tính tình ngang ngược sợ liên lụy đến thân nên ông cáo bệnh về hưu, dựng am Bạch Vân, hiệu là Bạch Vân Am cư sĩ. Trạng nguyên Giáp Hải học trò của ông tặng thơ có câu rằng: "Chu kinh, Mặc sử thị thiên quyển/ Lưu nguyệt mai song thản nhất am". Nghĩa là: "Kinh sử thơ ca có hàng ngàn quyển/ Một túp lều tranh với ánh trăng chiếu cây mai ngoài cửa sổ. (Chu kinh Mặc sử thơ ngàn quyền Ngoài song trăng chiếu một nhành mai).
Ông dựng quán Trung Tân ở bên dòng Tuyết giang, bắc hai cầu dài nghinh xuân. Viết bài kí bia dựng bên quán, đại lược rằng: "Phía đông nhìn ra biển, phía tây ngó ra ngõ, phia nam chạy dài đến khe Liêm, tức là am ở giữa Bích động, hai bên nối tiếp với nhau, phía bắc nhìn xuống dỏng Tuyết Giang, bến Thi Nguyệt (thơ trăng) lạnh lẽo, trái phải là một dải đại lộ bắc ngang. Trong đó đã có không biết ngàn dặm dấu xe ngựa".
Ông giải nghĩa từ "Quán Trung Tân" của ông. Quán là cái nhà, trung nghĩa là ở vào chính giữa không thiên lệch về bên nào, giữ trọn được điều thiện là trung, không giữ trọn được tính thiện tức không phải là trung, tán là cái bến, biết chỗ đáng dừng thì dừng gọi là đúng "bến", không biết chỗ đáng dừng gọi là lầm bến. Đó là nghĩa của tên quán là như vậy.
(Còn nữa)