Virus Zika có thể xuất hiện trở lại trùng với dịch sốt xuất huyết

Virus Zika có thể xuất hiện trở lại trùng với dịch sốt xuất huyết
(PLO) - TTXVN cho biết, hôm nay (1/5), Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết Bộ Y tế đã tổ chức họp Văn phòng đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (EOC) nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và đánh giá nguy cơ dịch bệnh do virus Zika tại Việt Nam trong thời gian tới để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus Zika phù hợp với tình hình dịch. 

Tham gia cuộc họp có đại diện các vụ, cục trực thuộc Bộ Y tế, các bệnh viện và đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC).

Tại cuộc họp, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, đến ngày 28/4, đã ghi nhận 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền virus Zika, trong đó có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp tục ghi nhận có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền. 

Tại Việt Nam, theo báo cáo từ các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và các địa phương, kết quả giám sát trọng điểm và tại cộng đồng cho thấy chưa phát hiện thêm trường hợp mới nhiễm virus Zika. 

Tuy nhiên, sau khi phân tích các thông tin về tình hình dịch bệnh trên thế giới, đặc điểm sự phân bố, lưu hành muỗi Aedes (một loại muỗi vừa truyền bệnh sốt xuất huyết, vừa truyền bệnh do virus Zika), các chuyên gia nhận định: Có thể do đặc điểm virus Zika tại Việt Nam thuộc phân tuýp khu vực châu Á, không hoàn toàn giống với phân tuýp virus Zika khu vực châu Mỹ Latinh nên không bùng phát thành dịch lớn với mức độ lây lan nhanh.

Song trong thời gian tới hoàn toàn có thể sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh mới rải rác tại một số địa phương nơi lưu hành dịch bệnh sốt xuất huyết cao, đặc biệt có thể gia tăng trùng với mùa dịch sốt xuất huyết sắp đến gần. 

Cục Y tế dự phòng khẳng định: Hiện nay, cả nước đang áp dụng mức độ cảnh báo ở mức độ hai theo Kế hoạch hành động phòng chống dịch bệnh do virus Zika nhằm tăng cường phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, không chủ quan trước tình hình dịch bệnh. 

Thời gian tới, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Y tế tiếp tục cảnh giác cao với dịch bệnh do virus Zika; đồng thời, đẩy mạnh việc giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định virus Zika để phát hiện sớm, xử lý kịp thời ổ dịch; thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động truyền thông cho cộng đồng, thực hiện các chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng (bọ gậy) để phòng bệnh. 

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai thực hiện các biện pháp tránh bị muỗi đốt, chủ động theo dõi sức khỏe, khám thai định kỳ; nếu có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ở quan y tế để được khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị kịp thời; không nên tự ý đi xét nghiệm xác định khi chưa có ý kiến tư vấn của cán bộ y tế. 

Đọc thêm

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.
(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Tiêm vaccine COVID-19 giúp giảm nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng

Ảnh minh hoạ: health.harvard.edu.
(PLVN) - Biến chứng COVID-19 không chỉ gây tổn thương hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như tim, não, phổi và đặc biệt là thận. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc tiêm vaccine COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng ở những bệnh nhân phải nhập viện.

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.