Không phải Zika mà hóa chất diệt muỗi gây teo não?

Một nhóm bác sĩ Argentina cho rằng dịch teo não bất thường ở trẻ sơ sinh tại Brazil không phải do virút Zika mà do một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nguồn nước sinh hoạt - Ảnh: Techtimes
Một nhóm bác sĩ Argentina cho rằng dịch teo não bất thường ở trẻ sơ sinh tại Brazil không phải do virút Zika mà do một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nguồn nước sinh hoạt - Ảnh: Techtimes
(PLO) -  Một nhóm bác sĩ Argentina cho rằng, nguyên nhân gây chứng teo não không phải virút Zika mà do hóa chất diệt ấu trùng muỗi có trong nguồn nước sinh hoạt tại Brazil.
Theo Techtimes, các bác sĩ thuộc Physicians in Crop-Sprayed Towns (PCST) của Argentina cho biết, năm 2014, một loại hóa chất diệt ấu trùng muỗi (có khả năng gây dị tật ở loại côn trùng gây hại này) đã được bơm vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil để chặn đà sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước.
Loại hóa chất này có tên Pyriproxyfen này đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn do chính phủ Brazil triển khai. Pyriproxyfen là hóa chất diệt ấu trùng do công ty Sumimoto sản xuất.
Báo cáo của PCST cho biết: “Việc các trường hợp bị teo não xảy ra ở hàng ngàn trẻ sơ sinh là con của những thai phụ đang sống tại các khu vực chính quyền đã đưa chất Pyriproxyfen vào xử lý nguồn nước là chuyện không hề ngẫu nhiên”.
Chẳng hạn Bộ y tế Brazil đã phát hiện thấy chất Pyriproxyfen trong các khu chứa nước ở bang Pernambuco. Trong khu vực này loài muỗi Aedes mang virút Zika cũng tăng trưởng với số lượng cực lớn.
Pernambuco cũng là bang đầu tiên ở Brazil phát hiện ra sự cố dị tật não ở trẻ sơ sinh. Số ca bệnh của bang này chiếm tới 35% tổng số ca trẻ sơ sinh bị teo não tại Brazil.
Nhóm bác sĩ Argentina cũng chỉ ra trong các dịch lây lan virút Zika trước đó, không ghi nhận bất cứ trường hợp bị teo não nào. Trên thực tế, khoảng 75% người dân sống tại những nước có dịch virút Zika hoành hành đều đã từng bị nhiễm loại virút do muỗi vằn truyền này.
Tại các nước như Colombia, nơi có tới hàng trăm ngàn người nhiễm virút Zika, vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào bị teo não liên quan tới Zika.
Khi tổng thống Colombia công bố việc có rất nhiều công dân trong nước bị nhiễm virút Zika nhưng chưa xác định trường hợp nào bị teo não, những kết luận của nhóm bác sĩ có vẻ như đã dần sáng tỏ hơn.
Khoảng 3.177 thai phụ ở Colombia bị nhiễm virút Zika, nhưng báo cáo của PCST cho biết những phụ nữ này đều đang mang thai nhi khỏe mạnh hoặc đã sinh ra những đứa trẻ bình thường.
Trên trang web công ty Sumitomo nói hóa chất Pyriproxyfen của họ chỉ gây nguy cơ rất nhỏ với các loài chim, cá và động vật có vú.
Tuy nhiên những dữ kiện liên quan thì có vẻ không như vậy. Tháng 1 năm nay, báo Washington Post cho biết sau khi các chuyên gia kiểm tra 732 trường hợp trong số 4.180 ca teo não được cho có liên quan tới virút Zika, họ kết luận hơn một nửa trong đó không hề liên quan virút Zika. Chỉ 270 trường hợp được khẳng định đã bị teo não vì loại virút này.

Đọc thêm

Cảnh báo bệnh cúm mùa gia tăng ở trẻ em

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Từ những triệu chứng điển hình ban đầu của cúm như sốt, viêm đường hô hấp trên, đau mỏi người… nhiều trẻ chuyển biến nhanh sang các biến chứng nặng: viêm phổi, suy hô hấp, viêm não, tổn thương đa cơ quan. Bác sĩ cảnh báo bệnh cúm mùa đang gia tăng ở trẻ nhỏ.

32 bệnh nhi ngộ độc thuốc diệt chuột, có bệnh nhi tổn thương não, tim

TS. BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa và TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc thăm khám cho từng bệnh nhi. Ảnh: Nguyên Hà
(PLVN) - Ngày 24/1, Bệnh viện Bạch Mai thông tin, chiều tối ngày 22/1, Trung tâm Nhi Khoa và Trung tâm Chống độc liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 trường Tiểu học Phú Bình, TP Tuyên Quang, do nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột. Qua mô tả hình dáng ống siro các bệnh nhi uống có đặc điểm giống hóa chất diệt chuột Trung Quốc phổ biến với hoạt chất là fluoroacetate.

Phú Thọ: Gian nan quản lý người tâm thần tại cộng đồng

Cán bộ y tế Bệnh viện tâm thần Phú Thọ đang điều trị cho bệnh nhân. (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Trong cuộc sống hiện tại do phải đối mặt với nhiều áp lực như: công việc, học tập, kinh tế, tình cảm...nên nhiều người bị rối loạn tâm thần. Vì thế, công tác quản lý, chăm sóc và điều trị cho những người mắc bệnh tâm thần gặp nhiều khó khăn, trở ngại do thiếu nhân lực, kinh phí, sự hợp tác của gia đình và đặc biệt sự kỳ thị của cộng đồng.