Vĩnh Phúc: Phát triển kinh tế song hành với an sinh xã hội

Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ hai cả nước về phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ hai cả nước về phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
(PLO) - Sau 20 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông hàng năm phải nhận trợ cấp ngân sách từ T.Ư, Vĩnh Phúc đã vươn lên là một trong số ít địa phương tự cân đối và có đóng góp đang kể cho ngân sách T.Ư.  Theo Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông  Lê Duy Thành, “làm gì thì làm mục tiêu cuối cùng cũng là nâng cao thu nhập và đời sống người dân”…

Điểm sáng  phát triển kinh tế

Tại Hội nghị trực tuyến  về công tác phát triển kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức cuối tuần qua, Giám đốc Sở KH&ĐT, ông Đỗ Đình Việt khẳng định: Sau 20 năm tái lập, Vĩnh Phúc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, thể hiện nổi bật về tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân giai đoạn 1997-2016 ước đạt 15,37%, đặc biệt có những năm đạt hơn 20%.  

Quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng và tăng lên, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2016 đạt 77,2 nghìn tỷ đồng (tăng 40 lần so năm 1997); tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2016 tăng hơn 33 lần so với năm 1997. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh (Khu vực FDI tăng từ 8,5% năm 1997 lên 45% năm 2016),  tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng 43,7%, từ 18,4% lên 61,9% vào năm 2016. Từ một tỉnh phụ thuộc vào trợ cấp của T.Ư, đến năm 2004, Vĩnh Phúc đã tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về T.Ư, năm 2016 đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa nhiều năm liền đứng thứ hai ở miền Bắc chỉ sau Hà Nội…

Từ một tỉnh thuần nông, trên địa bàn chỉ có 1 khu công nghiệp (KCN) với quy mô 50ha, đến nay Vĩnh Phúc đã có 19 danh mục KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ưu tiên phát triển với diện tích 5,5 nghìn ha, trong đó có 11 KCN đã thành lập có diện tích 2,3 nghìn ha. 

Những năm gần đây, thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc đạt nhiều kết quả quan trọng, tỉnh có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư. Đến nay, tỉnh đã thu hút được 884 dự án, gồm 231 dự án FDI với số vốn đăng ký 3,56 tỷ USD, 653 dự án DDI với số vốn đăng ký 56.800 tỷ đồng.

“Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng DN. Với cách làm này, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh luôn được các nhà đầu tư đánh giá cao, nhiều năm liền Vĩnh Phúc đứng trong tốp đầu cả nước về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. ..” - Giám đốc Sở KH&ĐT cho hay.

Người dân hưởng lợi

Chủ trương thu hút các nhà đầu tư về làm “công dân Vĩnh Phúc” đã góp phần làm tỉnh nghèo này “thay da đổi thịt”.  Nếu như năm 1997, giá trị GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) mới chỉ đạt 2,18 triệu đồng/người (khoảng 180 USD/người) thì đến năm 2007 đã cao hơn mức bình quân của Đồng bằng sông Hồng và mức bình quân cả nước, đến năm 2016, con số này là 72,3 triệu đồng/người/năm (khoảng 3.200 USD)

Sau 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phúc đã huy động được trên 20 nghìn tỷ cho xây dựng nông thôn mới. Đến nay toàn tỉnh đã có 89/112 xã (đạt 79,5%) hoàn thành xây dựng nông thôn mới; 2 huyện (Yên Lạc và Bình Xuyên) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Vĩnh Phúc trở thành tỉnh thứ hai cả nước về phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ TB&XH Nguyễn Xuân Thều, những năm qua, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực cho công tác an sinh xã hội, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, xóa đói, giảm nghèo, đào tạo lao động và tạo việc làm mới, đầu tư xây hạ tầng khu vực nông thôn…

Trong đó,  tổng mức chi cho đối tượng chính sách, người có công của tỉnh giai đoạn 1997- 2016 lên tới hơn 550 tỷ đồng và giai đoạn 2016- 2017 gần 120 tỷ đồng; Chính sách giảm nghèo giai đoạn 1997- 2016 lên tới gần 3.800 tỷ đồng và giai đoạn 2016- 2017 là 10,4 tỷ đồng…

Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng là một trong những điểm nhấn trong thành tựu bảo đảm an sinh xã hội của Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%, đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,93% (theo chuẩn giai đoạn 2016- 2020). Đến cuối năm 2011 tỉnh đã cơ bản xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo, không có hộ nghèo là gia đình chính sách, người có công.

Theo Phó Chủ tịch Lê Duy Thành, ngoài 2 nhóm đối tượng chính sách (theo quy định chung) và nhóm yếu thế (bà mẹ đơn thân, mồ côi, người tàn tật…) tỉnh đã thực hiện rất tốt thời gian qua, còn nhóm đối tượng người dân không thuộc 2 đối tượng trên nhưng chiếm đến 80- 90% dân số của tỉnh vẫn là nỗi trăn trở của lãnh đạo tỉnh.

“20 năm tái lập tỉnh, thu ngân sách tăng 300 lần nhưng cuộc sống của họ vẫn chưa được cải thiện. Họ vẫn sống bằng mảnh vườn, đàn gà đàn lợn, Bệnh viện lớn, đường lộ to họ cũng không dùng vì họ cũng chả đi đâu… Làm sao để họ được hưởng những thành tựu phát triển KT-XH mà tỉnh đạt được 20 năm qua để họ không bị để lại phía sau…” - Phó Chủ tịch Lê Duy Thành trăn trở.

Tin cùng chuyên mục

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.

Tập trung gỡ vướng cho các công ty nông, lâm nghiệp

Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp vẫn còn những tồn tại, khó khăn. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 25/4, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.