Với đặc thù là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Bắc bộ với hơn một triệu dân số người nghèo, đối tượng chính sách và người yếu thế trong xã hội chiếm khoảng trên 10% dân số của tỉnh.
Xác định rõ được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của hoạt động TGPL nhất là TGPL trong hoạt động tố tụng, trong những năm qua Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông về TGPL thông qua nhiều hình thức phong phú. Chỉ riêng năm 2016 đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 36 cuộc TGPL lưu động về các thôn, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, tổ chức của người khuyết tật với 2.026 người tham dự, tư vấn tại chỗ cho 318 lượt đối tượng có yêu cầu. Tại các buổi TGPL lưu động, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh còn cấp phát miễn phí hàng nghìn tờ gấp pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật về TGPL, hỏi đáp pháp luật về người khuyết tật cho người tham dự và bàn giao tờ gấp pháp luật, sách hỏi đáp pháp luật cho địa phương để cấp phát miễn phí cho người dân ở cơ sở. Thực hiện rà soát, đánh giá tình trạng sử dụng Bảng thông tin, hộp tin về TGPL tại các đơn vị được cấp phát và thực hiện cấp phát bổ sung 38 Bảng thông tin, hộp tin Trợ giúp pháp lý đến các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức của Người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc… ngoài ra các ngành thành viên của hội đồng còn tăng cường công tác truyền thông về TGPL. Do làm tốt công tác truyền thông về TGPL đã giúp cho người được TGPL tiếp cận dễ dàng với hoạt động TGPL và vụ việc thực hiện TGPL bằng hình thức tham gia tố tụng ngày càng tăng.
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL khi có yêu cầu, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã kịp thời cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL là người nghèo, người có công và các đối tượng yếu thế khác. Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã ban hành 118 Quyết định cử người thực hiện TGPL cho 118 lượt người được TGPL trong các vụ án Dân sự, Hình sự, Hành chính tại các cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp trong tỉnh.
Việc thực hiện TGPL trong hoạt động tố tụng được phối hợp chặt chẽ ngay từ khi phát hiện ra người thuộc diện TGPL các cơ quan tiến hành tố tụng đã kịp thời liên hệ và hướng dẫn người được TGPL liên hệ với Trung tâm TGPL để được TGPL. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh đã đảm bảo cho người thực hiện TGPL được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo vệ theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về TGPL. Do tăng cường công tác phối hợp liên ngành về Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nên số lượng vụ việc TGPL trong hoạt động tố tụng của năm sau đã tăng nhiều so với năm trước. Chất lượng vụ việc do Trợ giúp viên pháp lý và luật sư cộng tác viên thực hiện tại các cơ quan tiến hành tố tụng được bảo đảm đồng thời đã giúp cho người được TGPL dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Để hoạt động TGPL thực sự mang lại hiệu quả và trở thành cầu nối giữa chính quyền và nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là hoạt động TGPL trong hoạt động tố tụng, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan ngay từ khi phát hiện người được TGPL các cơ quan liên quan phải kịp thời hướng dẫn người được TGPL và liên hệ với Trung tâm TGPL để thực hiện TGPL. Nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông về TGPL, xác định rõ trách nhiệm của các ngành liên quan, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Tăng cường năng lực thực hiện TGPL cho người thực hiện TGPL nhằm góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế oan sai, tăng cường pháp chế và mang lại những tác động tích cực trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp.