Việt Nam gấp rút ứng phó với dịch bệnh chết người Ebola

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
(PLO) - Chuyển phòng khám bệnh truyền nhiễm từ tầng 3 xuống tầng một, mở ngách đi riêng khu cách ly... được các bệnh viện gấp rút thực hiện để sẵn sàng ứng phó dịch Ebola.
Trước tình hình dịch bệnh Ebola diễn biến phức tạp tại các nước ở khu vực Tây Phi, Bộ Y tế đã đưa ra Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam. Các bệnh viện trong nước cũng đang tích cực hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó khi có dịch Ebola.
Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tất cả các khoa, phòng đều đã được phân công nhiệm vụ cụ thể trong công tác chuẩn bị phòng chống dịch. Chẳng hạn, đơn vị tiếp nhận và sàng lọc bệnh nhân đầu tiên là phòng khám bệnh về truyền nhiễm, sẽ được chuyển từ tầng 3 xuống tầng một - nơi thoáng đãng, rộng. Từ đó, bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Ebola sẽ được đưa vào khu đặc biệt, tránh di chuyển nhiều nơi và tạo thành nguồn lây.
Khoa huyết học, sinh hóa, vi sinh sẽ tiếp nhận các bệnh phẩm và gửi đi xét nghiệm. Các khối phòng điều dưỡng, kế hoạch hành chính, vật tư tham gia việc sửa sang phòng ốc, chuẩn bị trang thiết bị đối phó khi dịch Ebola đến. Bệnh viện cũng đã tính đến các phương án từ khi tiếp nhận bệnh nhân đến cả trường hợp bệnh nhân tử vong thì chôn cất như thế nào để đảm bảo không lây lan mầm bệnh.
Được giao nhiệm vụ tiếp đón và điều trị bệnh nhân Ebola, các bác sĩ khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai xác định phải khu trú từ những bệnh nhân đầu tiên để không lây lan ra ngoài cộng đồng. Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa cho biết, tầng 1 của khu hồi sức với 12 giường bệnh sẽ được dành để điều trị cho bệnh nhân Ebola nếu dịch xảy ra. Các phòng được sửa sang lại, tạo ngách đi riêng nếu cần, lắp đặt hệ thông khí... để thích hợp với việc tiếp đón, cách ly bệnh nhân.
Nhân viên y tế cũng được trang bị các đồ bảo hộ cần thiết, xây thêm nhà tắm... để đảm bảo không nhiễm và truyền bệnh ra ngoài sau khi chăm sóc bệnh nhân. Các y bác sĩ cũng đã được tập huấn các kiến thức về nhận biết, chăm sóc, điều trị bệnh Ebola. "Vì đây là bệnh các anh chị em chưa từng gặp nên chúng tôi phải đưa thật nhiều hình ảnh để họ ấn tượng và xem xét kỹ", ông Tuấn nói.
Từng có kinh nghiệm qua các đợt chống dịch lớn như SARS, H1N1... các y bác sĩ khoa truyền nhiễm đã rút ra nhiều kinh nghiệm và ở tư thế chủ động sẵn sàng đối phó nếu Ebola đến.
"Trước đây, SARS đến rất đột ngột, từng là nỗi kinh hoàng của nhiều người. Con gái tôi đến trường còn bị bạn bè xa lánh vì 'bố nó ở khu lây, chữa cho người bị SARS'. Mỗi dịch bệnh có những đặc điểm riêng và cái đáng sợ khác nhau. Ebola nguy hiểm vì không có thuốc đặc trị, virus độc lực rất mạnh, nguy cơ lây nhiễm cho thầy thuốc cao nhưng chúng tôi không hề lo sợ, sẵn sàng đón nhận, không chủ quan cũng không hề nao núng", bác sĩ Quang Tuấn bày tỏ.
Được giao là đầu mối tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Ebola, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cũng đã chuẩn bị sẵn sàng đương đầu khi dịch đến. Thạc sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, đơn vị này hiện đã có 4 buồng cách ly độc lập, trong đó có một buồng cách ly áp lực ly tâm (không khí chỉ có thể từ ngoài tràn vào chứ không thể từ trong tràn ra, khiến mầm bệnh trong phòng không phát tán ra ngoài môi trường), sẽ được sử dụng để cách ly và điều trị bệnh nhân Ebola khi cần.
Về nhân lực, ngay từ khi dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi, các y bác sĩ trong khoa đã chủ động tìm tài liệu về bệnh và nắm chắc phác đồ điều trị, cách ly cho bệnh nhân. Các trang thiết bị y tế đặc chủng cũng đang được đặt mua. Ngoài ra, các trang thiết bị từ các đợt dịch trước như SARS, cúm A vẫn còn đầy đủ và có thể dùng tới khi đương đầu với Ebola. Mọi nhân viên đều chuẩn bị sẵn về tinh thần, bình tĩnh, sàng đối phó với dịch, không dao động hay sợ hãi dù theo thống kê, tỷ lệ nhân viên y tế bị nhiễm bệnh và tử vong khi chăm sóc bệnh nhân Ebola rất cao.
"Khi có dịch, chúng tôi đã chuẩn bị các bước sẵn sàng tạo ranh giới mềm để cách ly. Chẳng hạn, những trường hợp nghi ngờ bệnh sẽ được đưa vào nơi hoàn toàn biệt lập, với những ca đã xác định thì có thể được điều trị ở khu riêng", bác sĩ Cấp cho biết. Ngoài ra, bệnh viện đã thành lập 3 đội đáp ứng nhanh, được trang bị đầy đủ trang thiết bị để tạo thành bệnh viện dã chiến, sẵn sàng lên đường nếu có địa phương nào cần.
Theo bác sĩ Cấp, mỗi dịch bệnh có đặc điểm riêng và cũng cần những chuẩn bị khác nhau. Dịch SARS, cúm A rất nguy hiểm, lây truyền qua đường hô hấp, dịch tả lây qua đường tiêu hóa trong khi Ebola truyền bệnh qua tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, nguyên tắc phòng Ebola vẫn giống như các dịch bệnh khác: Cần phát hiện được ngay những ca bệnh đầu tiên, khoanh vùng, cách ly tốt thì dịch sẽ không bùng phát. Khi dịch bùng phát bên ngoài bệnh viện thì việc kiểm soát khó hơn nhiều. Điều quan trọng nhất là phải có được sự phối hợp tốt của cộng đồng. Nếu người có bệnh chống đối lại thì rất khó.
Bác sĩ Cấp cho rằng, nguy cơ dịch Ebola bùng phát ở Việt Nam thấp, bởi nước ta ít giao lưu với khu vực Tây Phi, khi có người ở khu vực này ra vào có thể kiểm soát tốt, nguy cơ lan rộng rất hiếm. Hơn nữa, Việt Nam đã ở thế chủ động, có các bước chuẩn bị tương đối mạnh mẽ để đối phó với dịch.
Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng nếu có trường hợp mắc Ebola, cũng có một số yếu tố cản trở việc cách ly và điều trị bệnh nhân như tâm lý người Việt Nam khi trong gia đình có một người mắc bệnh thì nhiều người đến thăm. Ngoài ra, tâm lý cộng đồng dễ hoang mang, hay tin vào những lời mách, truyền miệng về cách phòng, chữa bệnh, trong khi Bộ Y tế đã có phác đồ, khuyến cáo, rõ ràng đầy đủ.
"Hiện nay, khi dịch chưa đến, đã có các thông tin 'vỉa hè' khuyên nhau bôi dầu nọ uống thuốc kia để phòng bệnh. Người nhiễm Ebola cơ hội chữa khỏi không cao, khoảng 50%, nếu họ không tuân thủ việc cách ly, hợp tác điều trị với bác sĩ, mà tự ý ra ngoài cộng đồng, tìm các phương thức khác để chữa trị thì nguy cơ lây lan bệnh vô cùng nguy hiểm", bác sĩ nói.
Ông cho rằng, theo kinh nghiệm ở Tây Phi, một trong những nguyên nhân khiến dịch Ebola ở các nước này trầm trọng hơn là nhiều người dân chống đối nhân viên y tế. Trong khi tỷ lệ lây nhiễm và tử vong của đội ngũ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân cao, lại gặp phải sự chống đối, các y bác sĩ nhược lòng, muốn bỏ cuộc. Trong khi thực tế cho thấy, khi có sự phối hợp của cộng đồng tốt, các y bác sĩ sẵn sàng hy sinh.
"Làm ngành y, nhất là chuyên về truyền nhiễm, khi ở giai đoạn có dịch cũng giống như lính cứu hỏa, thấy có lửa thì lao vào dập, đâu có nghĩ là lao vào đó an toàn hay không. Người lính cứu hỏa lao vào dập lửa không ai cản cả. Chúng tôi cũng chỉ mong người dân có thái độ như vậy với mình khi các y bác sĩ lao vào chống dịch", bác sĩ Cấp chia sẻ.
Tại TP HCM, công tác chuẩn bị đối phó với dịch Ebola cũng đang gấp rút được thực hiện. Bác sĩ Lê Mậu Toàn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) cho biết, đến nay tất cả các công tác phòng chống dịch đã được tích cực triển khai ở mức tối đa. Bệnh viện có khoa Nhiễm D với khu cách ly riêng biệt, sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân Ebola trong tình huống xuất hiện dịch. Máy móc, trang thiết bị y tế dành cho những ca bệnh nặng, đồ bảo hộ cũng đã được đầu tư.
Về chuyên môn, bệnh viện đã triển khai lớp tập huấn các bác sĩ trong bệnh viện để cập nhật về điều trị Ebola. Tuần tới bệnh viện sẽ có lớp tập huấn riêng cho điều dưỡng về quy trình tiếp nhận bệnh, cách phòng tránh lây lan. Sở Y tế TP HCM đã phân công Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 mở lớp tập huấn về Ebola cho các bác sĩ quận, huyện trên địa bàn thành phố.
“Mỗi dịch bệnh có tính chất, đường lây khác nhau nên đồ bảo hộ khác nhau. Trong đợt này, đường lây của virus Ebloa là qua tiếp xúc trực tiếp và dịch tiết nên đồ bảo hộ phải có tính chất chống thấm”, bác sĩ Toàn phân tích.
Theo bác sĩ Toàn, trong mỗi đợt cao điểm dịch bệnh, bên cạnh công tác chuyên môn thì một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu các bác sĩ luôn chú trọng là giáo dục truyền thông trong cộng đồng để phòng chống lây lan trên diện rộng.

Đọc thêm

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.

Chủ động đối phó dịch bệnh mới nổi, tái nổi

Cả nước đối mặt với sự gia tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết tại các thành phố lớn thời gian qua. (Ảnh: VNVC).
(PLVN) - Thế giới đang đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái bùng phát. Những căn bệnh này xuất phát từ mối tương tác giữa con người, động vật và hệ sinh thái, không chỉ đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội. Việt Nam, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nền kinh tế đang phát triển, cũng không nằm ngoài nguy cơ này.

Thầy thuốc trẻ tình nguyện thời số hóa

Chương trình khám sức khỏe miễn phí tại lễ mít tinh. (Ảnh : B.Anh)
(PLVN) - Chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện” là sáng kiến không chỉ thể hiện khát vọng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe mà còn khẳng định vai trò trung tâm của thế hệ trẻ. Đặc biệt là các thầy thuốc trẻ, trong sự nghiệp phát triển bền vững của ngành Y tế Việt Nam.

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)
(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?

Acetonitrile nguy hiểm như thế nào?
(PLVN) - Acetinotrile có độc tính thấp, tuy nhiên trong một số trường hợp Acetonitrile có thể chuyển hóa để tạo ra Hydro xyanua có độc tính cao.

Cách nhận biết ngộ độc rượu

Bệnh nhân bị ngộ độc rượu chứa cồn methanol đang lọc máu tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu; uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể; do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…