Lịch sử hoành hành của đại dịch chết người Ebola

Lịch sử hoành hành của đại dịch chết người Ebola
(PLO) - Đợt dịch Ebola nghiêm trọng nhất từ trước đến nay hiện hoành hành ở Tây Phi, vốn không phải khu vực truyền thống của loại vi rút này.
Ebolavirus là một chi vi rút ARN sợi đơn thuộc họ Filoviridae (vi rút hình sợi). Chi vi rút này được phát hiện lần đầu vào tháng 9.1976 tại Zaire (hiện là CHDC Congo), gần sông Ebola nên được đặt tên theo tên dòng sông. Theo tờ Le Figaro, dịch Ebola khi ấy đã làm 280 người tử vong trong số 318 người bị lây nhiễm. Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 5 loài Ebolavirus: Ebolavirus Zaire (EBOV), Ebolavirus Sudan (SUDV), Ebolavirus Bundibugyo (BDBV), Ebolavirus Reston (RESTV) và Ebolavirus Tai Forest (TAFV). Trong số này, EBOV, SUDV và BDBV là những tác nhân chính gây bệnh Ebola ở người.
Gần 1.000 người chết

Dịch Ebola đang hoành hành tại Tây Phi hiện đã làm gần 1.000 người tử vong (trong số hơn 1.700 ca nhiễm bệnh). Tuy có tỷ lệ gây tử vong rất cao (từ 60 - 90%) nhưng bệnh Ebola chưa phải là bệnh truyền nhiễm gây chết người nhiều nhất: từ năm 1983 đến nay, bệnh AIDS đã làm 36 triệu người chết; riêng trong năm 2012, bệnh lao làm 1,3 triệu người chết còn bệnh sốt rét cũng làm 625.000 người tử vong.

Bên cạnh đó, y văn cũng ghi nhận những đợt đại dịch kinh hoàng như dịch hạch đen vào giữa thế kỷ 14 làm 100 triệu người tử vong ở châu Á và châu Âu hay dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 làm 50 triệu người chết.

Từ năm 1976 - 2012, các đợt dịch Ebola chủ yếu tập trung ở các quốc gia Trung và Đông Phi như CHDC Congo, Sudan, Gabon, Uganda và Congo. Chính vì vậy, việc Ebola bùng phát ở Tây Phi khiến các chuyên gia đặc biệt lo ngại. Trường hợp mắc bệnh đầu tiên của đợt dịch được ghi nhận tại những khu dân cư sống ven rừng ở đông nam Guinea vào tháng 12.2013, sau đó lan dọc theo khu vực biên giới giữa nước này với Liberia trước khi tiến đến thủ đô Conakry, vốn cách điểm khởi phát dịch 650 km. Chính phủ Guinea chính thức công bố dịch Ebola vào tháng 3 vừa qua, sau đó đến lượt các nước lân cận. Tình hình lên đến mức báo động khi có bệnh nhân đầu tiên tử vong ở Lagos, thành phố 20 triệu dân của Nigeria. Nếu không khống chế tốt mà để dịch bùng phát tại đây thì hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng.

Vật chủ biết bay

Làm sao vi rút Ebola có thể hoành hành ở khu vực cách xa vùng hoạt động “truyền thống” của chúng đến thế? Theo bài viết của các chuyên gia Mỹ và Canada trên chuyên san PloS Neglected Tropical Diseases, hoạt động thương mại giữa các nước Trung Phi với Guinea không thường xuyên lắm. Ngoài ra, vùng Guéckédou - nơi khởi phát dịch vốn kề cận rừng và khá biệt lập với những thành phố lớn của Guinea hay những quốc gia lân cận. Như vậy, khả năng lây lan ban đầu do người di chuyển từ vùng này đến vùng khác là không cao.
Hiện các chuyên gia đang tập trung sự chú ý vào dơi. Sau gần 4 thập niên được phát hiện, nguồn gốc của vi rút Ebola vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu cho thấy dơi là vật chủ tự nhiên của vi rút này, đồng thời là nghi can số 1 trong việc phát tán dịch đến Tây Phi. Cụ thể, ở 3 loài dơi ăn quả Hypsignathus monstrosus, Epomops franqueti và Myonycteris torquata, các nhà khoa học đã phát hiện kháng thể chống lại vi rút Ebola. Điều này giải thích vì sao chúng bị nhiễm Ebolavirus Zaire mà không phát bệnh. Địa bàn sinh sống của 3 loài nói trên trải rộng khắp khu vực châu Phi hạ Sahara.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác trên chuyên san Microbiology and Immunology còn đề cập việc kháng thể chống vi rút Ebola được tìm thấy ở loài dơi ăn quả Eidolon-helvum. Loài này sống theo bầy đàn lớn có khi lên đến 5 - 10 triệu con ở những nước như Angola, Bờ Biển Ngà, Uganda, Nigeria… Chúng có thể di cư đến những vùng cách nơi sống ban đầu 2.500 km. Nhiều khả năng vi rút Ebola lây từ dơi sang người là do bệnh nhân ăn phải những loại trái cây có dính nước bọt hoặc nước tiểu của dơi nhiễm siêu vi. Vi rút này vốn chủ yếu lây lan do tiếp xúc với chất lỏng hoặc chất nhầy sinh học của bệnh nhân hoặc vật chủ.
Một điểm đáng chú ý khác là nghiên cứu mới đây của Viện Sức khỏe và Nghiên cứu y học quốc gia Pháp cho thấy chỉ cần một đột biến gây ảnh hưởng đến cấu trúc proteine VP24 của vi rút Ebola sẽ giúp chúng thích nghi với vật chủ mới. Như vậy, ngoài dơi, siêu vi này có thể “du lịch” khắp nơi nhờ những loại động vật khác. Việc phát hiện kháng thể chống vi rút Ebola ở một số bệnh nhân người Madagascar hoặc xác định được loài Ebolavirus Reston (phát hiện ở khỉ, heo, chưa phát hiện ở người) tại Philippines cũng cho thấy trên thực tế vi rút Ebola từng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, chứ không chỉ “quanh quẩn” ở Trung và Đông Phi.
Biên niên ký các đợt dịch Ebola từ năm 1976 đến nay
 Biên niên ký các đợt dịch Ebola từ năm 1976 đến nay
Thời điểm giao mùa
Ca bệnh Ebola đầu tiên trong đợt dịch lần này được phát hiện tại Guinea vào tháng 12.2013, tức thời điểm bắt đầu mùa khô. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học trước đây cho thấy vi rút Ebola thường “làm mưa làm gió” vào những lúc giao mùa và đặc biệt là sau những đợt khô hạn kéo dài, theo tạp chí Sciences et Avenir. Nguyên do là thời tiết khắc nghiệt làm lương thực khan hiếm, một trái cây có thể bị “chia sẻ” bởi nhiều động vật, khiến khả năng lây lan loại vi rút này tăng cao. Ngay trước khi dịch bùng phát, Guinea đã trải qua một đợt hạn hán kéo dài, vốn là hậu quả của nạn phá rừng nghiêm trọng từ nhiều thập niên qua.
Mặt khác, Guinea, Sierra Leone và Liberia đang gặp khủng hoảng kinh tế. Người dân bị đe dọa bởi đói nghèo phải vào rừng nhiều hơn để săn bắn, nhặt củi... làm tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh từ động vật. Những thói quen và điều kiện xã hội của người dân ở Tây Phi làm bệnh lây nhanh từ người sang người: ngại đến bệnh viện nên chữa bệnh tại nhà; đi thăm, chăm sóc người bệnh hoặc dự tang lễ ở xa rồi mang mầm bệnh về địa phương; không kiêng cữ tình dục khi mang bệnh; làm vệ sinh cho người vừa qua đời mà không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn; tay thường bị trầy hoặc lở nhẹ do rửa bằng nước javel để phòng bệnh tả; nguồn nước ô nhiễm... Hệ thống vệ sinh y tế không đảm bảo các điều kiện vô trùng, thuốc men trong lúc chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Ebola cũng khiến dịch trở nên khó kiểm soát.
Châu Á gấp rút phòng ngừa

Theo Reuters, các nước châu Á đang ráo riết thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh Ebola như lắp đặt camera đo thân nhiệt và điều bác sĩ đến các sân bay để kiểm tra những du khách có dấu hiệu bệnh.

Giới chức y tế Thái Lan đang theo dõi 21 du khách đến từ Sierra Leone, Liberia và Guinea. Tuy nhiên, các quan chức Thái Lan cho biết họ không có kế hoạch cách ly những người này.

Cho đến nay, vẫn chưa có trường hợp nhiễm Ebola nào được xác nhận tại châu Á. 

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.