Cảnh báo hiểm hoạ do bóng bay chứa hydro phát nổ

Hình ảnh một cô gái đang tổ chức sinh nhật thì bất ngờ bóng bay chứa hydro phát nổ gây tổn thương vùng mặt. (Ảnh: MXH)
Hình ảnh một cô gái đang tổ chức sinh nhật thì bất ngờ bóng bay chứa hydro phát nổ gây tổn thương vùng mặt. (Ảnh: MXH)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc sử dụng bóng bay bơm khí hydro tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người sử dụng.

Theo Công an TP Hà Nội, hiện nay, bóng bay bơm khí hydro được sử dụng khá rộng rãi, được bày bán ở nhiều nơi như cổng trường, các điểm vui chơi giải trí, đền chùa hoặc dùng để trang trí các sự kiện, lễ hội... Tuy nhiên, việc sử dụng bóng bay bơm khí hydro tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Bóng bay chứa khí hydro khi tiếp xúc, cọ xát với nguồn nhiệt như lửa, tàn thuốc, bóng đèn... hoặc tia lửa điện sẽ phát nổ ngay lập tức, có thể gây hoả hoạn. Khi bóng bay chứa khí hydro bị nổ, người cầm dễ bị bỏng, tổn thương da và mắt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài việc gây sát thương đơn thuần, khí hydro sau khi phát nổ sẽ hấp thụ oxy và dễ gây ra hiện tượng ngạt khí, đặc biệt là trong phòng kín. Bên cạnh đó, các loại bình nén khí hydro không rõ nguồn gốc hầu hết là bình cũ, tái chế, không qua kiểm tra định kỳ của cơ quan chức năng nên nhiều bình nén khí có kim đo áp suất sai lệch, dẫn đến bóng bay bị bơm thường quá căng, dễ phát nổ.

Để đảm bảo sử dụng bóng bay an toàn, loại trừ và giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy, nổ, rủi ro tai nạn thương tích, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần nâng cao hiểu biết về sự nguy hiểm của khí hydro và các biện pháp an toàn khi sử dụng bóng bay. Không nên sử dụng bóng bay bơm khí hydro mà thay vào đó, có thể sử dụng bóng bay bơm bằng khí trơ như khí heli. Hạn chế tiếp xúc, tránh xa khu vực lưu trữ bóng bay không rõ nguồn gốc, đề phòng nguy cơ bóng bay phát nổ.

Nên mua bóng bay từ các cơ sở đã được cấp phép đảm bảo an toàn PCCC, sử dụng các loại khí an toàn để bơm vào bóng bay, không mua bóng bay từ các cơ sở sử dụng khí không rõ nguồn gốc. Không nên mua bóng bay với số lượng lớn để ở trong nhà.

Nếu sử dụng, cần tránh để bóng bay dưới ánh nắng mặt trời quá lâu, tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt cao như bóng đèn, bếp, nến, pháo hoa... hoặc bất kỳ nguồn nhiệt nào có thể gây nổ, các thiết bị phát tia lửa điện.

Cần có người giám sát khi sử dụng bóng bay để đảm bảo an toàn, đặc biệt là đối với trẻ em để phòng tránh nguy cơ bóng bay nổ gây thương tích. Buộc chặt bóng bay vào dây hoặc vật nặng để tránh bóng bay bay mất và gây nguy hiểm, cháy nổ xung quanh.

Người dân cần trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC để xử lý kịp thời các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố có thể xảy ra.

Khi xảy ra sự cố cháy, nổ phải nhanh chóng báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số 114, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH tại khu vực hoặc Công an phường gần nhất.

Trong trường hợp không may có người bị bỏng do nổ bóng bay khí hydro, cần nhanh chóng sơ cứu người bị nạn như sau: Nhặt hết vụn bóng trên người bị bỏng, cởi bỏ quần áo nếu khu vực tổn thương bị che phủ. Sau đó nhanh chóng sử dụng nước sạch làm mát vùng da bị bỏng giúp giảm thiểu mức độ bị tổn thương. Băng vết thương bằng gạc y tế mỏng để tránh nhiễm trùng. Tiếp theo là đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, hoặc điện thoại tới tổng đài 115 để được hỗ trợ cấp cứu.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.