Kỳ tích tại nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Những bệnh nhân được hồi sinh nhờ ca ghép tạng thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: BV Hữu nghị Việt Đức)
Những bệnh nhân được hồi sinh nhờ ca ghép tạng thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: BV Hữu nghị Việt Đức)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phòng mổ được mệnh danh là nơi ánh đèn không bao giờ tắt, bởi đây là một trong những khu vực duy nhất trong bệnh viện luôn sáng đèn, bất kể ngày đêm, lễ, Tết. Đây cũng là “điểm nóng” nhất ở bệnh viện, nơi có những “cuộc chiến” đầy kịch tính của y, bác sĩ nhằm giành giật sự sống bệnh nhân từ tay “thần chết” và cũng là nơi chứng kiến những kỳ tích y học giữa đời thường.

Những ngày đầu năm Ất Tỵ 2025, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, một ca cấp cứu đặc biệt đã diễn ra khi đội ngũ y, bác sĩ cứu sống thành công một sản phụ ngừng tuần hoàn hơn 30 phút với 4 lần sốc điện phá rung. Cuộc chiến đưa sản phụ trở về từ ranh giới sinh tử kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, với sự tham gia của những nhân lực và chuyên gia giỏi nhất. Sau khi cấp cứu đưa tim đập trở lại, sản phụ vẫn phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ như rối loạn đông máu, suy giảm chức năng đa tạng và nguy cơ tổn thương não do thời gian ngừng tim kéo dài. Tuy nhiên, nhờ sự tận tâm và quyết tâm không bỏ cuộc của đội ngũ y, bác sĩ, tình trạng bệnh nhân dần cải thiện, các chức năng cơ thể được kiểm soát và hồi phục đáng kinh ngạc.

Có thể nói, đây là một kỳ tích y học đầy kỳ diệu diễn ra ngay trong phòng mổ, khi sản phụ hồi phục sau một thời gian ngừng tuần hoàn kéo dài. Thành công của ca cấp cứu này là minh chứng cho chuyên môn vững vàng, bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao của những “chiến binh áo trắng” nơi đây.

Trước đó, một kỳ tích y học khác cũng đã diễn ra tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khi chỉ trong vòng 6 ngày (từ ngày 6 - 11/1/2025) có đến 21 ca bệnh hiểm nghèo được trao cơ hội hồi sinh nhờ được ghép tạng. Theo đó, từ tấm lòng nhân ái vô bờ của 4 gia đình có bệnh nhân chết não hiến tạng, các y, bác sĩ tại Bệnh viện đã thực hiện ghép tạng thành công cho 15 bệnh nhân đang khẩn thiết chờ đợi cơ hội sống: 4 ca ghép tim, 1 ca ghép đồng thời gan - thận, 3 ca ghép gan và 7 ca ghép thận. Cùng thời gian, Bệnh viện cũng tiến hành ghép thận theo kế hoạch cho 6 bệnh nhân từ người hiến tạng còn sống, nâng tổng số ca ghép trong 1 tuần lên 21 trường hợp.

Vậy là 21 bệnh nhân, những người từng cận kề ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết, nay đã có cơ hội hồi sinh nhờ những ca ghép tạng thành công. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đạt kỷ lục với 21 ca ghép tạng trong 6 ngày, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của Bệnh viện nói riêng và y học Việt Nam nói chung. Mặt khác, thành công này còn mang lại hy vọng và mở ra cơ hội sống cho hàng chục nghìn bệnh nhân đang chờ đợi ghép tạng trên cả nước.

Đáng nói, phía sau con số ấn tượng này không thể không nhắc đến sự cống hiến thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ sau cánh cửa phòng mổ. Trong 6 ngày, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện đã miệt mài làm việc suốt ngày đêm, không ngừng nỗ lực vì sự sống của bệnh nhân. Mỗi ca phẫu thuật được thực hiện với sự phối hợp nhịp nhàng từng khâu, diễn ra với độ chính xác cao nhất. Ghép tạng là cuộc chạy đua khốc liệt với thời gian, nơi từng phút giây đều mang ý nghĩa quyết định nhưng nhờ kỹ thuật đã vững vàng và trang thiết bị y tế hiện đại mà thời gian thực hiện các ca ghép đã được rút ngắn đáng kể, từ gần 10 tiếng xuống chỉ còn 4 tiếng.

Trên đây chỉ là hai trong số vô vàn kỳ tích y học đã được tạo ra bên trong phòng mổ - nơi không chỉ là không gian thực hiện các ca phẫu thuật quan trọng mà còn là chiến trường thực sự, diễn ra cuộc đua không khoan nhượng giữa sự sống và cái chết. Đằng sau cánh cửa phòng mổ, sứ mệnh của y, bác sĩ không gì khác ngoài giành lại sự sống cho bệnh nhân.

Chính vì mang trong mình sứ mệnh cao cả nên dù phải đối mặt với những ca phẫu thuật kéo dài hàng giờ liền, đầy thử thách, “chiến binh áo trắng” vẫn dốc hết tâm huyết và kỹ năng để cứu từng mạng sống. Đối với họ, từng giọt mồ hôi rơi xuống, từng phút giây căng thẳng trong phòng mổ và sự kiên trì đến cùng đều xứng đáng, bởi phía sau đó là một sinh mạng được hồi sinh, một gia đình được đoàn tụ.

Có lẽ câu thành ngữ “còn nước còn tát” chính là “kim chỉ nam” cho ngành Y nói chung và những bác sĩ trong phòng mổ nói riêng. Dù trong hoàn cảnh mong manh nhất, khi chỉ còn 1% hy vọng, đội ngũ y, bác sĩ vẫn không từ bỏ, không ngừng nỗ lực, tận dụng mọi cơ hội để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Và có lẽ trong phòng mổ, ánh đèn không bao giờ tắt không chỉ nói về ánh đèn soi rọi từng ca phẫu thuật mà còn nói về ánh đèn kiên trì luôn rực sáng trong trái tim những người làm nghề y.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)
(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.