Vì sao DN cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt?

Võng xếp Duy Lợi từng vướng tranh chấp về đăng ký nhãn hiệu với một thương nhân tại Nhật Bản
Võng xếp Duy Lợi từng vướng tranh chấp về đăng ký nhãn hiệu với một thương nhân tại Nhật Bản
(PLO) - Vấn đề này một lần nữa được đặt ra tại hội thảo “Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các nước ASEAN trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN –AEC” diễn ra hôm qua (13/7) tại TP HCM.

Đăng kí bảo hộ nhãn hiệu là một trong những biện pháp quan trọng, hàng đầu và thiết yếu đối với các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệu của chính mình trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, việc này lại chưa được một số doanh nghiệp thực sự quan tâm khiến cho một số thương hiệu mạnh của Việt Nam bị nước ngoài giả mạo thương hiệu.

Năm 2002, thương hiệu Vinataba - thương hiệu thuốc lá hàng đầu của Việt Nam đã bị P.T. Putra Stabat Industri (một công ty của Indonesia) chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN.

Vào năm 2003, Công ty võng xếp Duy Lợi đã có tranh chấp với doanh nhân Nhật Bản Johnson Miki về việc đăng ký thương hiệu võng xếp Duy Lợi tại Nhật Bản. May mắn phần thắng vẫn thuộc về Duy Lợi.

Nhưng cho tới tận khi nhãn hiệu cà phê “Buon Ma Thuot Coffee” bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co., Ltd (Quảng Châu - Trung Quốc) đăng ký độc quyền tại Trung Quốc, hàng loạt doanh nghiệp mới thực sự nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Tại Hàn Quốc, ông Lee Mi Hyang, Giám đốc một doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đăng ký nhãn hiệu trong đó có từ “Buon” cho nhóm 30 sản phẩm cà phê vào ngày 6/1/2005. Nguyên nhân là do Đắk Lắk mới chỉ đăng ký chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuật tại Việt Nam, mà không đăng ký ra phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid.

Xảy ra tình trạng trên là do doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của thương hiệu hàng hoá, sự đóng góp của thương hiệu trong giá trị sản phẩm và sự cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, từ đó xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thương hiệu của mình không chỉ tại thị trường nước ngoài mà ngay cả ở thị trường trong nước.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa xác định được chiến lược kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế và tập trung phát triển kinh doanh dài hạn tại các thị trường trọng điểm. Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhất là Luật Quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia mà doanh nghiệp muốn thâm nhập cũng còn nhiều hạn chế.

Trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không tránh khỏi tình trạng bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Do đó, các tổ chức, cá nhân cần chủ động đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp với các tài sản trí tuệ một cách nhanh chóng.

Hiện có hai con đường để đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia, và đăng ký thông qua Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu (bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Việt Nam đã gia nhập cả Thỏa ước và Nghị định thư Madrid.

Theo bà Phạm Thị Thoa (công ty luật Apolat Legal): “Hiệp ước Madrid là một văn kiện được ban hành để đơn giản hóa các thủ tục xin cấp phép, đăng ký, và hài hòa thủ tục đăng ký  nhãn hiệu giữa các quốc gia khác nhau. Việc quy định những nguyên tắc này giúp cho những chủ sở hữu nhãn hiệu tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu. Các điều ước quốc tế này cũng sẽ hỗ trợ người nước ngoài khi nộp đơn vào Việt Nam được nhanh chóng và thuận tiện hơn”.

Từ phía cơ quan nhà nước, Chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình Thương hiệu quốc gia nhằm xây dựng, quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Ông Trần Giang Khuê, phó văn phòng đại diện phía Nam Cục Sở hữu trí tuệ cho biết: “Chúng tôi sẽ tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam cũng như tại nước ngoài. Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp thủ tục đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể tiếp cận và tìm hiểu dễ dàng những điều luật quốc tế”.

Các cơ quan, doanh nghiệp cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu, có thể liên hệ:

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 

Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: (04) 3858 3069, 

(04) 3858 3425.

Fax: (04) 3858 8449, (04) 3858 4002

E-mail: congnghethongtin@noip.gov.vn,

vietnamipo@noip.gov.vn

Văn phòng đại diện phía Nam:

Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM.

Điện thoại: Tel:  (08) 3920 8483 - 3920 8485     Fax: (08) 3920 8486

Bộ phận Nhận đơn:      (08) 3920 8483

Bộ phận Tư vấn hỗ trợ: (08) 3920 8485

E-mail:  vanphong2@.noip.gov.vn

Hoặc liên hệ Công ty luật  Apolat Legal

Địa chỉ: Tầng 5, Tòa nhà GIC, số 36A, Đường D2, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM.

Điện thoại: (08) 62894909, 

(84) 903006672.

Email: info@apolatlegal.com

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập

Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng MB Bank nhân kỷ niệm 30 năm thành lập
(PLVN) - Sáng 4/11/2024, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Vũ Hoài Nam đến chúc mừng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank) nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập. Trong không khí trang trọng, đại diện Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã trao tặng lẵng hoa tới ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB Bank và ông Chu Hải Công - Chánh Văn phòng CEO MB Bank, đồng thời, gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên MB Bank.

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.