Vì sao cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định “bảo vệ người rừng”

Vì sao cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định “bảo vệ người rừng”
(PLO) -Ngày 7/4/1982, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đã ký quyết định số 65-HĐBT về việc tạm thời khoanh vùng núi Chứ Môm Rây - Ngọc Vin thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai - Kom Tum thành khu rừng cấm. Trong đó nêu rõ: “Cấm săn bắt các loại chim, muông, thú rừng; đặc biệt là cấm săn bắn loài đười ươi có thân hình cao lớn (nghi là “người rừng” có thể tồn tại trong rừng.

20 năm theo dấu người rừng

Trò chuyện với PV, PGS.TS Trần Hồng Việt cho rằng Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều khả năng gặp người rừng hơn so với các nơi khác trên thế giới. Ở vùng rừng núi Tây Nguyên, PGS Việt từng được người dân bản địa kể cho nghe rất nhiều câu chuyện về việc bắt gặp, nhìn thấy hoặc phát hiện dấu chân người rừng. 

Năm 1995, khi cả gia đình vào Tây Nguyên hai tháng để tiếp tục hành trình tìm kiếm người rừng, ông được người dân địa phương kể, cách đó không lâu họ mới bắt gặp người rừng. Thậm chí, đến năm 1998, ông cũng vẫn còn được người dân cho biết, họ mới nhìn thấy và phát hiện dấu chân người rừng để lại cạnh bụi chuối.

Anh Trần Hồng Hải (người ở giữa), con trai PGS.TS Trần Hồng Việt tham gia đi tìm người rừng cùng những người dân
 Anh Trần Hồng Hải (người ở giữa), con trai PGS.TS Trần Hồng Việt tham gia đi tìm người rừng cùng những người dân

Mặc dù đó chỉ là những câu chuyện kể nhưng PGS Việt vẫn tin đây là chuyện có thật, cũng cố thêm niềm tin rằng: Việt Nam có người rừng. Không những thế, chúng còn sinh sống rất gần với con người. Bởi lẽ người dân Tây Nguyên sống trong rừng sâu, chưa từng tiếp cận với sách vở, tài liệu mô tả người rừng nhưng khi được hỏi, họ mô tả chi tiết về hình dáng, bước đi, khuôn mặt… của người rừng chính xác như sách.

Chỉ đáng tiếc là, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào may mắn nhìn thấy hay chụp lại được hình ảnh. Trong quá trình tìm kiếm người rừng, PGS Việt cũng từng đi lên vùng Tây Bắc. Trong một lần đi lên Sơn La, ông đã được một người dân đang làm ruộng kể rằng, đã nhìn thấy hai con vật ở cự li rất gần, lông lá đầy người đang dùng đá đào củ măng để ăn, có dáng đi thẳng đứng, sau đó lặng lẽ bỏ đi.

Quyết định bảo vệ người rừng

Theo PGS Việt, hiện nay với tình trạng khai thác rừng và tàn phá của con người thì người rừng ở miền Bắc khó mà còn cơ hội sống sót, may chăng chỉ còn ở khu vực Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng rộng lớn nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao.  

Tâm sự với chúng tôi, nguyên giám đốc trung tâm nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm Việt Nam nói: Câu chuyện về người rừng ở Việt Nam có từ lâu rồi. Nó không chỉ nung nấu trong lòng các nhà khoa học Việt Nam mà còn rất nhiều nhà khoa học ở nước ngoài như Trung Quốc, Pháp, Nga… cũng từng sang Việt Nam tìm hiểu. 

Công cuộc tìm kiếm người rừng được PGS Việt ấp ủ và bắt đầu từ năm 1977 khi có chương trình Nhà nước về “Điều tra tổng hợp lãnh thổ Tây Nguyên”. Chương trình này không những chỉ có PGS Việt mà còn có rất nhiều nhà khoa học khác cùng tham gia. Đến năm 1979, Nhà nước chính thức có quyết định cử TS Việt đặc trách nghiên cứu về người rừng.

Sau đó, chương trình môi sinh 5.202 được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) phê duyệt. Trong chương trình này, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định di dời lâm trường Bắc Sa Thầy đi nơi khác để giữ môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như cơ hội cho “người rừng” tồn tại. 

Ngày 7/4/1982, theo đề nghị của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc Chương trình 5.202 về việc lập cơ sở khoa học của việc bảo vệ, khôi phục và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đại tướng Võ Nguyên Giáp (khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đã ký quyết định số 65-HĐBT về việc tạm thời khoanh vùng núi Chứ Môm Rây - Ngọc Vin thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai - Kom Tum thành khu rừng cấm.

Cụ thể: Điều 1 của quyết định: Tạm thời khoanh vùng núi Chứ Môm Rây - Ngọc Vin và các xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Rơ Kơi, Sa Lang, Ia Bốc thuộc huyện Sa Thầy, tỉnh Gia Lai-Kon Tum thành khu rừng cấm.

PGS.TS Trần Hồng Việt
PGS.TS Trần Hồng Việt

Việc quản lý, bảo vệ khu rừng trên phải theo đúng các quy định sau:

a. Cấm chặt cây, trừ trường hợp để dọn rừng và tu bổ rừng. Tuyệt đối cấm phát rẫy khu vực Chứ Môm Rây - Ngọc Vin.

b. Cấm săn bắt các loại chim, muông, thú rừng; đặc biệt là cấm săn bắn loài đười ươi có thân hình cao lớn (nghi là "người rừng") có thể tồn tại trong rừng.

Điều 2.- Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum có trách nhiệm chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện Sa Thầy làm tốt công tác giải thích mục đích ý nghĩa quan trọng của quyết định này đồng thời làm tốt công tác định canh, định cư; tăng cường hạt kiểm lâm nhân dân Sa Thầy để quản lý và bảo vệ tốt khu rừng nói trên.

Điều 3.- Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Viện Khoa học Việt Nam và Ban Chủ nhiệm Chương trình 5202 có trách nhiệm tiếp tục điều tra và sớm có kết luận về sự tồn tại của "người rừng" trong vùng nói trên.

Bộ Lâm nghiệp, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan lập dự án trình Hội đồng Bộ trưởng quyết định chính thức về khu rừng cấm nói trên vào cuối năm 1982.

Mong ước chưa thành hiện thực

Sang những năm 1985-1986, chương trình môi sinh 5.202 kết thúc, đã thành công trong việc khoanh vùng để bảo tồn đa dạng sinh học, nay là rừng quốc gia Chư Mom Rây (Chư Mom Ray). Điều đáng buồn là, lúc này cũng là lúc không còn kinh phí cho công cuộc tìm kiếm người rừng. 

Suốt những năm sau đó PGS.TS Việt đã gõ cửa nhiều nơi những cũng chẳng thể xin được ở đâu cấp kinh phí. Đến năm 1997, khi Chương trình nghiên cứu cơ bản Nhà nước KT04 do giáo sư viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu làm chủ nhiệm, đề tài người rừng mới lại được khôi phục và được cấp thêm kinh phí 10 triệu đồng.

“Số tiền 10 triệu đồng là một sự ưu tiên lớn cho đề tài tìm kiếm người rừng song nó cũng chỉ như “muối bỏ biển” vì số tiền đó quá ít, chỉ đủ thuê xe đi khảo sát vài tuần ở mảnh đất Tây Nguyên là hết”, PGS Việt chia sẻ.

Nóng lòng do đề tài nhiều năm  bị chững lại cùng với tâm huyết, niềm tin nội tâm cùng những chứng cứ, dấu tích đã thu thập được, PGS Việt đã nhiều lần phải tự bỏ tiền túi hoặc đi vay mượn để đi khảo sát thực địa. 

Cảm động nhất là thời gian đó, gia đình ông tích cóp được 60 triệu đồng để xây nhà nhưng mồng 6 tết năm Mậu Dần (1998) ông cùng vợ là bà Hoàng Thị Mai, cán bộ khoa Đông Phương – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đồng tâm với công trình nghiên cứu của chồng, quyết định không xây nhà nữa mà dành số tiền đó cho chuyến đi khảo sát của ông Việt. 

Đi cùng chuyến đi đó còn có cả con trai của PGS Việt là anh Trần Hồng Hải lúc đó là cán bộ Trung tâm nghiên cứu động vật ẩn sinh và động vật quý hiếm cùng tham gia.

PGS.TS Trần Hồng Việt kể: “Tôi cũng muốn có tiền đề thuê người và mua sắm thiết bị nhưng kinh phí eo hẹp quá, nếu thuê thì không đủ tiền nên đành huy động người nhà cùng đi”. 

“Giá như thời đấy được Nhà nước đầu tư cho kinh phí thì biết đâu đã có một cuộc gặp gỡ mang tính lịch sử nhân loại, giải mã được mắt xích về quá trình tiến hóa loài người còn bỏ ngõ. Nếu bây giờ có điều kiện tôi sẵn sàng cho con trai là TS. Trần Hồng Hải tiếp tục con đường đi tìm người rừng”, vị chuyên gia đầu ngành tâm sự.

PGS Việt bày tỏ sự tiếc nuối vì đề tài người rừng không được tiếp tục mặc dù ở Việt Nam có người rừng và đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Ông cũng cho biết sắp tới ông sẽ công bố khoa học công trình nghiên cứu người rừng ông đã rất tâm huyết trong 20 năm và khao khát thế hệ trẻ sẽ tiếp tục nghiên cứu.

Theo PGS Việt thì ở Việt Nam, ngoài tập trung ở vùng Tây Nguyên, đặc biệt là ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk thì ở miền Bắc cũng có rất nhiều dấu vết chứng minh sự tồn tại của người rừng. 

Theo ông, có hai dạng người rừng và phân bố khắp trên lãnh thổ Việt Nam từ vùng Tây Bắc cho đến Tây Nguyên. Dạng người rừng thứ nhất là dạng người rừng thấp nhỏ khoảng 1m4 đến 1m5, lông lá đầy người (trừ mặt), dáng đi thẳng bằng hai chân và sống theo bầy đàn khoảng 10 đến 15 cá thể. 

Dạng người rừng thứ hai là người rừng cao lớn khoảng 1m8 đến 1m9, cũng có lông lá đầy người (trừ mặt), dáng đi thẳng bằng hai chân và sống theo hình thức cá thể đơn lẻ hoặc gia đình có ba người. 

Cả hai dạng người rừng này đều đều có những đặc điểm là: ăn thức ăn sống, chưa biết dùng lửa, không biết dùng tiếng nói, chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng các tiếng hú, thường sinh sống trong các hang trong rừng. PGS.TS Trần Hồng Việt cũng cho biết thêm một đặc điểm là chưa thấy trường hợp nào người dân bị người rừng đánh, nếu gặp con người thì người rừng chỉ đứng nhìn rồi lặng lẽ bỏ đi.

Dạng người rừng thấp cũng từng được GS Đào Văn Tiến nghe người dân kể lại rằng họ đã từng thấy loại khỉ giống hệt người cao khoảng 1,5m đi thẳng bằng hai chân ban đêm thường vào nhà dân ăn trộm cơm nguội. Họ gọi đó là “Pì Coong Cói”.

Theo GS Tiến thì sở dĩ có thể khẳng định đó là người rừng chứ không phải khỉ vì khỉ chỉ hoạt động vào ban ngày chứ không có thói quen đi ăn vào ban đêm, cũng không bao giờ khỉ làm “đạo chích” vào nhà dân bốc trộm cơm nguội. 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.