Vang vọng Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ

Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. (Ảnh: baovanhoa.vn)
Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. (Ảnh: baovanhoa.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam, đồng thời là biểu tượng quyền uy của nhà nước được xác lập đầu tiên tại Việt Nam - nhà nước Hùng Vương. Hội thề gắn với Trống đồng, biểu hiện cho sức mạnh vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Hội thề Trung hiếu là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Sự linh ứng của Thần Đồng Cổ

Di tích Đền Đồng Cổ tại làng Đông xưa (nay là số 353 phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) nằm trên một khu đất cao, trông ra sông Tô Lịch. Đền được xây dựng năm 1028 dưới thời vua Lý Thái Tông. Đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ linh thiêng.

Theo truyền thuyết, vua Hùng đi dẹp giặc Hồ Tôn, khi qua vùng Đan Nê - núi Tam Thai, thuộc Bộ Cửu Chân, nay là huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa thì nghỉ lại, đêm ấy, Thần Đồng Cổ hiện lên xin theo giúp nhà vua. Khi thắng trận trở về, vua vào đền làm lễ tạ ơn, cho đúc trống đồng và phong là “Đồng Cổ Đại Vương”. Tại thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ, trong cuốn sách chép tay Đại Nam nhất thống chí chép rằng: “Đền Thần Đồng Cổ ở Đan Nê, huyện Yên Định, có thờ một chiếc trống đồng, tương truyền do thời Hùng Vương làm ra”.

Năm 986, Lê Hoàn đi đánh giặc Chàm ở phương Nam, khi đến sông Ba Hòa, Tĩnh Gia, gặp mưa to gió lớn, Thần Đồng Cổ hiện lên, ông vái lạy, trời liền quang mây tạnh gió. Khi thắng trận trở về, Lê Hoàn làm lễ tạ ơn và ghi cho đền câu đối: Long đình tích hiển Tam Thanh lĩnh/Mã thủy Thanh lai Bản Nguyệt Hồ.

Năm 1020, Thái tử Lý Thái Tông, phụng mạng Vua cha là Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đem quân đi đánh Chiêm Thành, đến Trường Châu hạ trại. Đêm ấy Người mơ thấy Thần Đồng Cổ đến tâu rằng: “Tôi là Thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái tử sang đánh phương Nam, tôi xin theo giúp để phá giặc”. Lần ấy quân ta thắng lớn, khi trở về Thái tử cho quân sĩ nghỉ lại ở Đan Nê, sai người sửa sang lại Đền, tổ chức lễ tạ và khao quân.

Sau đó, người xin được rước bài vị của Thần về kinh đô để giữ nước hộ dân. Về đến Thăng Long, văn võ bá quan và các thầy phong thủy còn đang chọn đất lập đền thì ban đêm Thần lại báo mộng: “Xin lập đền ở bên hữu, trong Đại thành, sau chùa Thánh Thọ”. Đền được xây ở hợp lưu sông Thiên Phù và sông Tô Lịch thuộc làng Đông Xã, nay là số 353 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội. Như vậy, ngôi đền Đồng Cổ này đã xấp xỉ 1000 năm tuổi và được giữ tôn hiệu “Minh chủ linh ứng Chiêu cảm Bảo hựu Đại vương” do nhà Lý và nhà Trần sắc phong.

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh: Đinh Thuận)

Hội thề Trung Hiếu có nhiều nghi lễ độc đáo. (Ảnh: Đinh Thuận)

Năm 1028, Lý Thái Tổ băng hà, Thái tử Lý Phật Mã được kế vị là Lý Thái Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiên Thành, Ngài đã phong tước vương cho Thần Đồng Cổ.

Kể từ năm 1028, khi Vua Lý Thái Tông cho dựng đàn thề, khởi xướng lễ thề với mục đích răn dạy các quần thần, tướng sĩ và dân chúng. Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ cùng Lễ hội đèn Quảng Chiếu là hai lễ hội lớn và quan trọng bậc nhất của Kinh thành Thăng Long trong triều đại nhà Lý.

Lúc đó trong triều có sự bất hòa, Thần Đồng Cổ lại báo mộng cho biết trước là sẽ có “loạn tam vương”. Quả nhiên, Thái tử chưa tế táng xong thì Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương, Đông Chinh Vương đã đem quân vây thành để tranh ngôi của Thái tử. Lý Nhân Nghĩa và Võ vệ tướng quân là Lê Phụng Hiểu ra cửa thành nghênh chiến. Ông rút gươm ra chỉ mặt Võ Đức Vương mà mắng rằng: “Các ngươi dòm ngó ngôi cao, khinh rẻ tự Quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!”. Nói xong, xông vào chém Võ Đức Vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương phải chạy trốn.

Thái tử Phật Mã lên ngôi tức là vua Lý Thái Tông. Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương xin về chịu tội. Thái Tông nghĩ tình anh em nên tha tội cho và phục chức cũ cho cả hai người. Cũng do có sự linh ứng của Thần Đồng Cổ biết trước sự phản nghịch ấy, nên vua Thái Tông mới lập lệ, các quan phải đến đền Đồng Cổ (ở làng Đông Xã - Thăng Long) làm lễ uống máu ăn thề: “Làm tôi bất trung/ Làm con bất hiếu/ Thần minh tru diệt”. Hội thề Đồng Cổ có từ đấy, các quan ai trốn không đến thì phải phạt đánh 50 trượng.

Hội thề của triều đình trở thành lễ hội trong dân gian

Lễ hội đền Đồng Cổ là lễ hội của triều đình, hướng về nguồn cội. Đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, nên được Hoàng đế và triều đình dành nhiều sự quan tâm. Hầu hết tôn thất, quan lại trong triều và người dân ở trong và ngoài Kinh thành Thăng Long đều về dự Hội thề với tinh thần tận trung, tận hiếu, cầu mong cho quốc thái dân an. Sang thời Trần, Hội thề còn đề cao sự trong sạch của người làm quan.

Lễ hội diễn ra với nghi thức rước Nhị vị Thành hoàng làng từ đình Đông Xã sang đền Đồng Cổ; nghi lễ rước Thánh, dâng lễ của các dòng họ, dâng hương nữ hoặc nam tại đền Đồng Cổ. Trong ngày lễ hội, trước đền đắp một đàn cao, xung quanh cờ xí rợp trời, đội ngũ chỉnh tề, giáo gươm rợp đất. Giữa đàn là thờ vị thần Đồng Cổ, lư hương nghi ngút, quan giám thệ điều khiển hội thề. Bách quan văn võ từ phía đông đi vào đền, đến trước đàn, quỳ trước thần vị và đọc lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt”.

Hội thề đền Đồng Cổ là một hội thề non nước, một đại lễ hội của Kinh thành Thăng Long. Hội thề vốn là lời thề của văn võ bá quan của triều đình được thực hiện đầu thời Lý, được duy trì ở thời Lê, thời Trần, và sau này trở thành một lễ hội trong dân gian, nhưng hình thức lễ hội là sự kết hợp giữa nghi thức cung đình xưa và sự sáng tạo của dân gian. Hằng năm cứ đến ngày 4/4 âm lịch là khách tứ phương về dự rất đông để tiến hành lễ rất trang trọng.

Lời thề trung hiếu nêu cao lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Gia Linh)

Lời thề trung hiếu nêu cao lòng tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Gia Linh)

Nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian. Đây là một lễ hội đặc biệt, bởi theo các nhà khoa học, toàn miền Bắc hiện chỉ có hai Hội thề: Lễ hội Minh thệ ở Hải Phòng và Hội thề Trung hiếu đền Ðồng Cổ ở Hà Nội.

Dù gần 1000 năm đã trôi qua, cùng với bao biến thiên, bản sắc văn hóa trong lễ hội đền Đồng Cổ đã và đang được cộng đồng duy trì, thực hành, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng nơi đây.

Ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, Hội thề Trung hiếu được duy trì qua 8 đời nhà Lý và trải dài trong 216 năm, chuyển tiếp sang 14 đời vua nhà Trần với 175 năm. Dù ở giai đoạn nào của đất nước, lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam, đồng thời là biểu tượng quyền uy của nhà nước được xác lập đầu tiên tại Việt Nam - nhà nước Hùng Vương.

“Để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước, Hội thề trung hiếu đền Đồng Cổ có sự điều chỉnh, bổ sung về nội dung và hình thức tổ chức. Lời thề linh thiêng ấy vang vọng núi sông Đại Việt, theo chiều dài lịch sử đất nước, trải qua các triều đại phong kiến, từ thời Lý, Trần cho đến ngày nay”, ông Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ.

Việc tổ chức Hội thề Trung hiếu nhằm khơi dậy, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của ông cha, khẳng định bản sắc văn hóa về lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Đây cũng là hoạt động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa và quảng bá các di tích lịch sử gắn với lễ hội truyền thống đền Đồng Cổ.

Năm 2023, tại lễ kỷ niệm 995 năm Hội thề Trung Hiếu đền Đồng Cổ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Quyết định ghi danh Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho chính quyền, nhân dân quận Tây Hồ và phường Bưởi. Đây là sự ghi nhận những nỗ lực của địa phương trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa đền Đồng Cổ và lễ hội truyền thống Hội thề Trung hiếu, đồng thời thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, huy giá trị di sản để di sản tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy truyền thống văn hóa tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.