Dâng hương tưởng niệm 150 năm ngày mất danh nhân Đặng Huy Trứ

Lễ dâng hương kỷ niệm 150 năm ngày mất danh nhân Đặng Huy Trứ được tổ chức tại nhà thờ cụ ở phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ dâng hương kỷ niệm 150 năm ngày mất danh nhân Đặng Huy Trứ được tổ chức tại nhà thờ cụ ở phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 150 năm (1874-2024) ngày mất danh nhân Đặng Huy Trứ, ngày 29/7, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tại nhà thờ cụ Đặng Huy Trứ (phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Đặng Huy Trứ, tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trai, người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, nay thuộc phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cụ là một nhà Nho yêu nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỷ XIX, một quan chức lớn triều Nguyễn có tư tưởng canh tân, cả cuộc đời cụ là một tấm gương sáng vì dân, vì nước; đồng thời là một nhà văn, nhà thơ, nhà chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Cụ còn được xem là thủy tổ của ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Cụ Đặng Huy Trứ xuất thân từ một dòng họ “danh gia vọng tộc”, ông nội là Đặng Quang Tuấn người hay chữ, hay thơ; bác ruột là Đặng Văn Hòa làm quan qua nhiều triều vua Nguyễn, làm tổng đốc nhiều tỉnh, thành và thân phụ là Đặng Văn Trọng nhiều lần được làm quan nhưng đều từ chối, xin đi theo con đường dạy học.

Lãnh đạo thị xã Hương Trà dâng hương tưởng nhớ danh nhân Đặng Huy Trứ

Lãnh đạo thị xã Hương Trà dâng hương tưởng nhớ danh nhân Đặng Huy Trứ

Được sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, lại được tiếp thu truyền thống yêu nước của quê hương, Đặng Huy Trứ có dịp bộc lộ khí phách và tài năng, có những đóng góp tích cực và nổi trội về nhiều mặt cho quê hương và đất nước.

Trong cuộc đời làm quan của mình, Đặng Huy Trứ đã làm được nhiều việc ích nước, lợi dân mà sử sách và đời sau còn ghi công tích. Với những cống hiến đó, cụ xứng đáng là một nhân tài xuất sắc đất Thuận Hóa, xứng danh là nhân vật văn hoá đặc sắc của dân tộc.

Sự nghiệp của cụ thể hiện trên nhiều lĩnh vực: Giáo dục, văn hoá, kinh tế, quân sự, văn học. Ở lĩnh vực nào Đặng Huy Trứ cũng có những nét đặc sắc riêng, đặc biệt là lĩnh vực thơ ca để lại cho nhân loại nhiều áng thơ sâu sắc, ý nghĩa nhưng tất cả đều tập trung vào một mục đích duy nhất là phục vụ nhân dân, đất nước. Cụ được xem là ngôi sao sáng trên vòm trời tri thức Việt Nam, càng nhìn càng sáng.

Sau một thời gian cống hiến tài năng của mình cho đất nước, cụ đã từ trần vào ngày 7/8/1874 (tức ngày 25/6 năm Giáp Tuất) tại xã Cao Dắng, chợ Bến Đồn Vàng, Phú Thọ. Sau đó thi hài của cụ được đưa về quê và an táng tại thôn Hiền Sĩ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền. Ban đầu mộ cụ được đắp bằng đất, nằm trên khu đồi cao với con sông Bồ uốn khúc đằng xa là dãy núi Trường Sơn trùng trùng điệp điệp, với một phong cảnh hùng vĩ nên thơ.

Khuôn viên nhà thờ Đặng Huy Trứ

Khuôn viên nhà thờ Đặng Huy Trứ

Đến năm 1930 để báo hiếu ông bà cha mẹ tổ tiên, bà Đặng Thị Sâm (còn gọi là Đặng Thị Sim - cháu nội của Đặng Huy Trứ) đã bỏ tiền ra xây lăng và nhà thờ cho cụ Đặng Huy Trứ ngay tại mảnh đất của dòng họ ở làng Thanh Lương. Ngôi nhà thờ được kết cấu theo kiểu nhà rường truyền thống gồm một gian hai chái lợp bằng ngói liệt, cửa được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản. Di tích ngoài nhà thờ còn có các công trình: Cổng, bình phong, tượng và phù điêu cụ Đặng Huy Trứ, nhà bia, sân.

Đặc biệt hiện nay tại nhà thờ còn lưu giữ nhiều nguồn tư liệu chữ Hán. Đây là tư liệu quan trọng của dòng họ, giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán của dòng họ Đặng nói riêng và của cộng đồng người Việt nói chung.

Với những ý nghĩa và giá trị lịch sử đó, nhà thờ và lăng mộ của cụ đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử (lưu niệm danh nhân) Quốc gia vào năm 1991.

Đọc thêm

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà

Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà
(PLVN) - Tối 15/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ cầu ngư, thả hoa đăng trên sông Đà. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2 năm 2024.

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà

Thành cổ giữa lòng thành phố Biên Hoà
(PLVN) - Thành cổ Biên Hoà được người dân xây dựng vào đầu thời nhà Nguyễn. Đến năm 1834 vua Minh Mạng thứ 18 cho đắp lại bằng đất theo hình cánh cung, bốn mặt thành đều dài 70 trượng, cao 4 thước 3 tấc, dày 1 trượng, mở 4 cửa hào rộng 2 trượng sâu 6 thước, đặt tên là Thành Cựu

Vang xa những làn điệu Quan họ Bắc Ninh

Hát Quan họ trên thuyền. (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) - Sau khi Dân ca Quan họ được vinh danh, Bắc Ninh có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thế giới. Nhân kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Bắc Ninh cho biết, từ ngày 11 - 30/11/2024 sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc.

Thêm hiểu sâu sắc về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt Nam

NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng hoa chúc mừng Ban tổ chức chương trình. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Được sự nhất trí của UBND huyện, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Cẩm Khê, hôm nay - ngày 10/11, Đảng ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Tuy Lộc và Ban quản lý di tích lịch sử Đình Hội tổ chức Lễ động thổ Đình Hội cùng các công trình phụ trợ và Tọa đàm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa

'Tấm vé' về với Hà Nội xưa
(PLVN) - Thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội được ví như bảo tàng sống với hàng ngàn di tích lịch sử, văn hóa nổi bật. Vì thế, Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận, là đề tài rung động tâm hồn các nghệ sỹ trong nỗ lực gìn giữ văn hóa đất Kinh kỳ.

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại

Đồng dao - Đi tìm di sản tuổi thơ xưa trong thời hiện đại
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng

Tôn vinh cây trà tổ 400 tuổi ở Suối Giàng
(PLVN) -  Lễ hội tôn vinh cây trà tổ Shan tuyết hơn 400 tuổi được tổ chức trang trọng với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm gửi gắm ước mơ và cảm tạ trời đất đã ban phước lành cho dân bản.