Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành cổ Diên Khánh

Thành cổ Diên Khánh được xây dựng theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ thứ XVII, XVIII của Tây Âu. (Ảnh: Ngọc Phúc)
Thành cổ Diên Khánh được xây dựng theo kiểu Vauban, một hình mẫu thành quân sự phổ biến vào thế kỷ thứ XVII, XVIII của Tây Âu. (Ảnh: Ngọc Phúc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành cổ Diên Khánh là công trình di tích văn hoá có giá trị nhiều mặt về nghệ thuật, kiến trúc, lịch sử và quân sự tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Cùng với sự bào mòn của thời gian, tòa thành đã bị rêu phong và xói mòn mất nhiều đoạn tường đất, hào thành. Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Văn bản số 728/DSVH-DT về việc thỏa thuận “Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” của Sở Văn hóa - Thể thao (VHTT) tỉnh Khánh Hòa.

Thành cổ Diên Khánh chứng kiến thăng trầm của lịch sử

Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 10km về phía Tây đến địa phận khóm Đông Môn, thị trấn Diên Khánh, Thành cổ Diên Khánh do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793). Từ thời Gia Long đến cuối thời Pháp thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng cơ quan đầu não của địa phương và nhà Nguyễn. Thành cổ Diên Khánh được đắp đất, chu vi 336 trượng 4 thước, cao 8 thước 5 tấc. Trổ 6 cửa ra vào, xây gạch kiên cố, trên có vọng lâu tứ diện thông phong. Đặc biệt, ngoài thành có hào sâu luôn luôn nước đầy do sông Cái đổ vào.

Trong thành có hành cung của nhà vua, dinh thự của các quan thủ hiến và có những ty, tào, đồn trại. Theo sách Xứ Trầm Hương của Quách Tấn, đến cuối triều Hàm Nghị, nghĩa binh Cần Vương lấy thành làm cơ sở kháng chiến. Quân Pháp nã súng đại bác vào tàn phá hết một số dinh thự. Và sau khi chiếm trọn lãnh thổ nước ta, Pháp phá hủy vòng lũy, lấp cạn vòng hào ở quanh thành, triệu hạ cửa tiền và cửa hậu. Mãi đến mùa xuân năm Ất Dậu (9/3/1945), Nhật đảo chính Pháp, quyền cai trị giao cho triều đình Huế. Cơ quan tỉnh Khánh Hòa bỏ thành Diên Khánh, dời xuống Nha Trang.

Trải qua lịch sử hơn 200 năm, Thành cổ Diên Khánh đã chứng kiến bao biến động, thăng trầm của xã hội thời phong kiến cũng như cuộc đấu tranh của Nhân dân Khánh Hòa trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ.

Năm 1988, Thành cổ Diên Khánh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2010, Sở VH,TT&DL tỉnh Khánh Hòa tiến hành dự án tu bổ thành Diên Khánh và khoanh vùng các khu vực bảo vệ nhằm tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Cuối năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định di dời các cơ quan hành chính, quân sự khỏi nội thành Diên Khánh để biến nơi đây thành phố đi bộ và dần phục hồi các công trình mang dấu tích lịch sử để phục vụ du lịch.

Những năm gần đây, khi Khánh Hòa trở thành điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước, Thành cổ Diên Khánh được thiết kế trong hành trình tour khám phá văn hóa, lịch sử ở ngoại ô thành phố.

Bảo tồn giá trị nguyên gốc của di tích

Cùng với sự bào mòn của thời gian qua hơn 2 thế kỷ, tòa thành đã bị rêu phong và xói mòn mất nhiều đoạn tường đất, hào thành. Trước thực tế đó, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án tu bổ, tôn tạo Di tích Thành cổ Diên Khánh với 12 hạng mục. UBND tỉnh giao Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu dự án.

Cục Di sản văn hóa, Bộ VH,TT&DL vừa ban hành Văn bản số 728/DSVH-DT về việc thỏa thuận “Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa” của Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa.

Cụ thể, Cục Di sản văn hóa đã thỏa thuận Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh với 12 hạng mục và để triển khai các bước tiếp theo, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở VHTT tỉnh Khánh Hòa phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư thành lập Hội đồng đánh giá di tích theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nhằm bảo tồn tối đa các yếu tố gốc, giá trị lịch sử của di tích. Kinh phí thực hiện dự án hơn 166 tỉ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh. Trong đó, 70 tỉ đồng là chi phí xây dựng, hơn 67 tỉ đồng là tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Đặc biệt, Cục Di sản văn hóa lưu ý, quá trình dọn dẹp mặt bằng chuẩn bị thi công và thi công các hạng mục của dự án cần có sự giám sát của cán bộ chuyên môn khảo cổ nhằm kịp thời đề xuất bổ sung việc thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc phát hiện, xử lý hiện vật khảo cổ (nếu có) theo quy định. Các cơ quan liên quan tại địa phương chịu trách nhiệm đối với phương án đền bù, giải phóng mặt bằng khu vực thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. Đối với việc phục hồi tuyến thành đất và nạo vét, chống thấm hào phải ưu tiên phương pháp thủ công, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới (máy ủi, máy đào), nhất là tại các vị trí gần cổng thành, góc thành…

Tin cùng chuyên mục

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Đọc thêm

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.