Vang mãi bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc Việt nam

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập trong ngày 2/9/1945
Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập trong ngày 2/9/1945
(PLO) - Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đây là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba trong lịch sử Việt Nam, sau bài thơ “Nam Quốc sơn hà” viết vào thế kỉ X thời Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi viết năm 1428.
Tuyên ngôn độc lập với lý luận chặt chẽ, sắc bén và những dẫn chứng hùng hồn có sức thuyết phục cao, là kết quả của một quá trình trăn trở suy ngẫm và từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
Mốc son chói lọi
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện quan trọng, có giá trị về mặt lý luận; đồng thời thể hiện rõ ý chí hoà bình và quyết tâm sắt đá của nhân dân ta, quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành lại được. Không những thế, nó còn là sự mở đầu kỉ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa bị áp bức trên toàn thế giới; đánh dấu mốc son chói lọi của dân tộc, độc lập và tự do, dân chủ cho nhân dân; mọi người được bình đẳng, bác ái, được sống tự do và tìm được hạnh phúc, đó là khát vọng cháy bỏng mà hàng triệu người Việt Nam mong đợi.
Tuyên ngôn độc lập có nội dung rất phong phú, thể hiện sự hiểu biết ở trình độ cao, với tầm nhìn bao quát về thời đại cùng những dự báo đúng đắn sâu sắc; thể hiện một lập trường kiên định về độc lập tự do của dân tộc, vừa có tính chiến đấu cách mạng rất mạnh mẽ với lập luận khôn khéo, vững chắc bằng lời văn súc tích, rõ ràng.
Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trước thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.
Mở ra kỷ nguyên mới
Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử như một ngày độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam sau ngót một thế kỉ đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp, ghi nhận chiến công của Việt Nam - một dân tộc tiên phong trong sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Ngày 2/9/1945 trở thành ngày Quốc khánh của nhân dân Việt Nam và đó cũng là cái mốc chấm dứt lịch sử cận đại Việt Nam, mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc ta.
Tuyên ngôn độc lập là tuyên ngôn về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, sự kiện nổi bật có vị trí trung tâm trong các sự kiện lịch sử của Việt Nam trong thế kỉ XX. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám với việc ra đời bản Tuyên ngôn độc lập đã tạo ra thế và lực mới để nhân dân ta đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong ba mươi năm tiếp sau. Từ đó thế đứng của nước Việt Nam trên thế giới ngày càng được nâng cao, có lợi cho công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
Bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam
Bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam
Trang vẻ vang của dân tộc
Ít người biết về buổi sáng ngày 26/8/1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ - những nhà tư sản yêu nước đầu thế kỉ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,  bàn nhiều vấn đề, trong đó có việc chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hoà. Ngày 28/8, trên căn gác hai của nhà số 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu dự thảo bản Tuyên ngôn độc lập và sau đó Người đã mời một số thân cận đến góp ý để bổ sung thêm cho bản dự thảo. 
Về bản Tuyên ngôn độc lập, tác giả Trần Dân Tiên viết: Sau khi đọc bản thảo cho những người cộng tác thân cận nghe và hỏi ý kiến, Cụ Hồ không giấu nổi sự sung sướng. Cụ Hồ nói, trong đời mình, Cụ đã viết nhiều, nhưng đến bây giờ mới viết được một bản tuyên ngôn như vậy. Bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi cho Hội nghị Véc-xây mà Cụ đã viết năm 1919 và Chương trình Việt Minh mà Cụ viết năm 1941. Hơn nữa, bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản tuyên ngôn khác của các tiền bối như các cụ Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn tám mươi năm nay.
Bản Tuyên ngôn độc lập là hoa, là quả của bao nhiêu máu đã đổ và bao nhiêu tính mạng đã hy sinh, của những con người anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trên những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân áp bức. 
Gần 70 năm qua, tư tưởng nhân văn, tư tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn độc lập còn vang vọng mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thể hiện rõ chân lý chính nghĩa, pháp lý đanh thép và đạo lý cao cả của dân tộc Việt Nam giành độc lập tự do. Ánh sáng của Tuyên ngôn độc lập đã khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh...

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.