Chủ tịch Hồ Chí Minh và Sắc lệnh cải cách tư pháp đầu tiên

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Phiên họp thông qua Sắc lệnh cải cách tư pháp đầu tiên diễn ra trong một không khí căng thẳng. Các ý kiến thảo luận sôi nổi, có ý kiến tán thành, có ý kiến phản đối, có lúc coi như “bất phân thắng phụ” nhưng nhờ sự dàn hòa, điều giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà cuối cùng mọi người đều “hỉ hả” giơ tay biểu quyết tán thành. 
Bộ Tư pháp - Cơ quan đề xuất các nội dung cải cách
Vào năm 1950, khi đất nước ta phải tập trung cao độ mọi nguồn lực cho cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, Bộ Tư pháp xác định cũng phải là một mặt trận đắc lực trong cuộc kháng chiến đó. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, lý luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, đặc biệt là lý luận về chính quyền chuyên chính vô sản cũng đã bắt đầu chớm nở và bắt rễ vào công cuộc xây dựng chính quyền nhân dân, trong đó có bộ máy tư pháp. Trong bối cảnh đó, Cuộc cải cách tư pháp đầu tiên đã được tiến hành. 
Cuộc cải cách tư pháp đầu tiên của Nhà nước cách mạng nhân dân diễn ra vào năm 1950 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, được đánh dấu bởi sự ra đời của Sắc lệnh số 85-SL ngày 22 tháng 5 năm 1950. Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Công Tường là người tổ chức soạn thảo và tiếp ký. 
Bộ Tư pháp là cơ quan đề xuất những nội dung cơ bản của cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất nêu trên. Các nội dung chính của cải cách tư pháp lần thứ nhất bao gồm: Dân chủ hóa bộ máy Tư pháp (bao gồm hình thành chế độ hội thẩm nhân dân, hội đồng hòa giải, chế độ trang phục); Cải cách về thẩm quyền để công việc xét xử được nhanh chóng và gần dân hơn; Cải cách về tố tụng để thủ tục được hợp lý và giản dị hơn.
Trong Tờ trình Dự án Sắc lệnh tạm cải cách bộ máy Tư pháp và Luật Tố tụng hiện hành, trong khi chờ cải tổ toàn thể bộ máy, Bộ Tư pháp khẳng định: “Về tổ chức Tư pháp: Bộ máy Tư pháp cần được dân chủ hóa. 1. Thành phần nhân dân cần được đa số trong việc xét xử 2. Hội thẩm nhân dân được ngồi xử cả việc Hình lẫn việc Hộ và có quyền biểu quyết. 3. Hội đồng hòa giải: Nhiệm vụ chính của cơ quan Tư pháp không những là xét xử mà còn là hòa giải những vụ xích mích ở địa phương để bớt sự tranh tụng. Sự thành lập Hội đồng hòa giải tại mỗi huyện có mục đích giao cho nhân dân trực tiếp phụ trách việc hòa giải, tất cả các việc Hộ kể cả việc ly dị mà từ trước tới nay chỉ có Chánh án Tòa án tỉnh mới có thẩm quyền. Biên bản hòa giải thành có chấp hành lực: đây là một điều tiến bộ đối với thể lệ cũ. Khi các đương sự đã thỏa thuận trước hội đồng hòa giải thì việc hòa giải được đem thi hành ngay.4. Áo chùng đen của Thẩm phán và Luật sư nay bỏ đi”. 
Về thẩm quyền, Tờ trình khẳng định: “Việc cải cách có mục đích làm nhẹ bộ máy Tư pháp để công việc xét xử được nhanh chóng và gần dân hơn. Vì vậy: 1. Cần tăng thẩm quyền cho Ban Tư pháp xã về việc phạt vi cảnh. Một số việc ít quan trọng về mặt trị an sẽ được giải quyết mau chóng ngay tại xã. Và uy tín của Ban tư pháp xã được tăng lên. 2. Để có thể giải quyết mau chóng những việc cấp bách về mặt Hộ, tránh sự thiệt hại cho đương sự và khỏi tốn phí cho đương sự phải lên Tòa án tỉnh, cần giao cho Tòa án nhân dân Huyện quyền ấn định các phương pháp bảo thủ, dù việc xử kiện không thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân Huyện”. 
Về tố tụng, Tờ trình cho rằng: “Thủ tục tố tụng cần được hợp lý hơn và giản dị hơn: 1. Trái với quan niệm xưa cho rằng việc Hộ thường chỉ có lợi hoặc có hại riêng cho tư nhân nên xã hội không cần can thiệp đến, thì nay Công tố viên có quyền kháng cáo các án Hộ nếu xét ra cần thiết. 2. Hiện thời theo Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946, Biện lý bắt buộc phải đưa sang phòng Dự thẩm để thẩm cứu một số việc Hình dù rằng xét ra không cần thiết. Nay dự án Sắc lệnh giao cho Biện lý quyền xét định một hồ sơ có cần phải thẩm cứu thêm hay không và Biện lý chỉ giao sang phòng Dự thẩm khi xét thật cần thiết mà thôi. 3. Từ trước tới nay mỗi khi thủ tục tố tụng không được theo đúng thì bị tiêu hủy dù không có hại cho việc thẩm cứu, hoặc cho quyền lợi của đương sự. Sự quá câu nệ về hình thức không còn hợp thời nữa. 4. Chế độ dân sự nguyên cáo ghi trong Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946 và 131 ngày 20-7-1946 nên bãi bỏ.Từ nay người bị thiệt hại về một vụ phạm pháp có thể xin kháng cáo không những để tăng tiền bồi thường mà còn để tăng hình phạt nữa. 5. Việc chấp hành án này giao cho Thẩm phán huyện phụ trách”. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhạc trưởng” tài tình của Phiên họp 
Trong cuốn Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, năm 2001), Bộ trưởng Vũ Đình Hòe hồi tưởng về Phiên họp thông qua Sắc lệnh cải cách tư pháp đầu tiên: “Các vị trong Hội đồng Chính phủ về cơ bản nhất trí với cả ba dự án, hoan nghênh tinh thần mới rất tiến bộ của pháp luật ta”. 
Tuy nhiên, với những trăn trở, suy tư về tiền đồ, sự nghiệp của ngành Tư pháp, Bộ trưởng Vũ Đình Hòe vẫn trình bày một số ý kiến thiết thực, xuất phát từ thực tiễn công tác tư pháp: “Riêng tôi chỉ xin có vài ý kiến nhỏ đề nghị Chính phủ xét xem có nên bàn thêm không. Một là đưa thêm các đại biểu đoàn thể quần chúng do các cấp Hội đồng nhân dân chọn lựa là thực hiện đường lối dân chủ hóa bộ máy nhà nước, là rất đúng và cấp bách, phải làm, nhưng tôi nghĩ phải làm từ từ cùng với việc huấn luyện pháp luật cho các vị ấy. Hiển nhiên là họ sẽ nâng cao chất chính trị của các Tòa án, nhưng cũng nên chú ý việc xét xử không thể quá tin ở nhận thức coi xét xử chỉ cần đến “lương tri cách mạng” là đủ. 
Cũng vì lý do ấy, điểm thứ hai tôi lo, là: Chế độ Hội thẩm nhân dân trao quyền quyết định cho các vị có quá lớn, quá rộng hay không. Vì trong Dự án, họ chiếm đa số trong Hội đồng xét xử, rồi họ lại tham gia xét xử cả những vụ kiện dân sự. Tôi nghĩ có lẽ phải đi từng bước, bước đầu chưa nên để họ chiếm đa số, mà nên bồi dưỡng để tăng cường chất chính trị cho thẩm phán chuyên môn… Cả hai loại thành phần đều phải rèn luyện kỹ, vừa phải công nông hóa trí thức, vừa trí thức hóa công nông. 
Ý thứ ba tôi muốn trình bày, điều này thật tinh tế, đáng lẽ tôi không dám đụng đến, nhưng vì tiền đồ của ngành, tôi cứ xin bộc lộ thành khẩn. Đó là đứng trên lập trường nào mà xét xử? Có danh từ mới: Lập trường nhân dân, Tòa án nhân dân, Hội thẩm nhân dân. Tôi có cảm giác như ở các cấp cao bên chính trị cũng như bên chuyên môn đều cần phải nghiên cứu nhiều, thảo luận nhiều, cọ xát với thực tế nhiều thì dần dần mới rõ, mới thấy cụ thể được thế nào là lập trường nhân dân.”
Sau phát biểu này, cuộc thảo luận trở lên sôi nổi, có ý kiến tán thành, có ý kiến phản đối. Có lúc coi như “bất phân thắng phụ” nhưng sự dàn hòa, điều giải của Hồ Chủ tịch thật tài tình. 
Kết thúc phiên họp Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra một số ý kiến chỉ đạo: “1. Về cơ bản, tán thành cả ba dự án Sắc lệnh cải cách Tư pháp do Thứ trưởng Tư pháp Trần Công Tường trình bày. 2. Tán thành ý kiến bổ sung của Bộ trưởng Vũ Đình Hòe: “Không đụng” đến Đoàn Luật sư; nhấn mạnh sự cần thiết phải rèn luyện cả hai thành phần: Thẩm phán chuyên môn do Chính phủ bổ nhiệm và Hội thẩm nhân dân do dân cử; nhấn mạnh cải cách tư pháp tiến hành dần dần từng bước”. Thế là “Mọi người “hỉ hả” giơ tay biểu quyết tán thành”.
Ngay sau khi các quy định cải cách tư pháp được ban hành, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị học tập Tư pháp toàn quốc từ ngày 02/5/1950 đến ngày 23/7/1950. Hội nghị đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của Thứ trưởng, Bí thư Đảng đoàn Bộ Tư pháp Trần Công Tường, người đã tiếp ký các Sắc lệnh cải cách tư pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Đọc thêm

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng

Chỉ thị số 40-CT/TW: Góp phần “thay da đổi thịt” vùng quê Cách Mạng
(PLVN) -  Thấm nhuần tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW, nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành động lực quan trọng giúp vùng quê cách mạng - Thái Nguyên chuyển mình mạnh mẽ. Từ những ngôi làng từng chịu nhiều khó khăn, nay đời sống người dân đã được cải thiện rõ rệt, kinh tế phát triển bền vững. Những đổi thay ấy không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sát của Đảng và Nhà nước mà còn góp phần đưa Thái Nguyên trở thành “điểm sáng” trong phát triển kinh tế của cả nước, giữ vững vị trí là cực tăng trưởng của khu vực Đông Bắc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào
(PLVN) -Ngày 20/12/2024, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cùng Đoàn công tác Bộ Tư pháp đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại CHDCND Lào. Cùng đi với Bộ trưởng có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và một số Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc

Chuyện về những người mang tín dụng chính sách đến vùng biên Mèo Vạc
(PLVN) -  Dưới màu áo hồng, các cán bộ ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mèo Vạc là những người tiên phong trong hành trình mang cơ hội thoát nghèo đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Trong thời bình, họ là những “ chiến sĩ áo hồng ” đầy nhiệt huyết, luôn tận tâm hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, vượt qua khó khăn. Nhưng khi thiên tai ập đến, họ lại trở thành những chiến binh dũng cảm, lăn xả vào tâm lũ, cứu giúp đồng bào, không bỏ lại ai ở lại phía sau.

Nồng ấm mối quan hệ Tư pháp Việt Nam - Lào

Chiều 19/12, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trao 20 máy tính do Bộ Tư pháp Việt Nam tặng Bộ Tư pháp Lào
(PLVN) - Chuyến công tác nước ngoài đầu tiên ở cương vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đến Lào thật đặc biệt và cả nhiều cảm xúc. Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào mở rộng lần thứ 6 diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào kỳ vọng sẽ tiếp tục là sợi dây kết nối bền chặt mối quan hệ hợp tác, gắn bó, phát triển về công tác tư pháp và pháp luật giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Hội đàm giữa hai Bộ Tư pháp Việt Nam- Lào: Vun đắp, phát triển mối quan hệ truyền thống, gắn bó

Toàn cảnh Hội đàm
(PLVN) - Chiều 18/12, trong chương trình thăm luân phiên Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và tham dự Hội nghị tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 6 mở rộng tại Lào, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã Hội đàm với Bộ trưởng Tư pháp Lào Phây-vy Sỉ-bua-lị-pha. Cùng tham dự có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lào Đc Kệt Sạ Ná-Phôm Mạ Chăn. Về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc.

Khẩn trương rà soát pháp luật chịu tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 2/2025, sáng 18/12, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp để triển khai ý kiến chỉ đạo trên. Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.