Thứ trưởng Trần Công Tường - Người đưa lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn công tác tư pháp

Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Từ trái qua: Các ông Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Phạm Văn Đồng, Phan Anh
Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954. Từ trái qua: Các ông Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Phạm Văn Đồng, Phan Anh
(PLO) - “Sau khi tâm sự, Võ Nguyên Giáp nói với Trần Công Tường: “Tôi là đỏ thì anh phải là hồng”. Trần Công Tường trả lời: “Vậy anh hãy nhuộm đỏ tôi đi”. Từ đó, theo hướng dẫn của Võ Nguyên Giáp, Trần Công Tường tham gia vào các hoạt động của Đảng”.
Thứ trưởng Trần Công Tường sinh năm 1915. Ông là con thứ 4 của cụ Trần Công Kỉnh, hương cả làng Vĩnh Thạnh, tổng Hòa Đồng Hạ, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). Trần Công là một họ tộc lớn, nổi tiếng ở đất Gò Công xưa. Không chỉ có tiếng là giàu có, dòng họ này còn nổi tiếng vì sự nhân nghĩa và những nhân tài học rộng, hiểu sâu. 
“Hãy nhuộm đỏ tôi đi”
Thuở nhỏ, Trần Công Tường thường được theo cha đi dự những kỳ cúng giỗ Trương Định bí mật, nghe những chuyện thời sự yêu nước. Khi đi học ở trường tỉnh, ông luôn được xếp thứ nhất. Lên Sài Gòn, học trường Pháp, ông chọn những môn khó nhất như: Lịch sử cổ điển châu Âu bằng tiếng cổ Hy Lạp, cổ La tinh và luôn được xếp đầu bảng. Ông đỗ tú tài Pháp rất dễ dàng. Học trường Tây mà giỏi hơn Tây, ông đã thực hiện được lời cha dạy, không để Tây coi thường người Việt.
Năm 1936, Trần Công Tường ra Hà Nội học trường luật, chung một lớp với Võ Nguyên Giáp. Thấy Trần Công Tường là người Nam bộ, thông minh, yêu nước, có tư tưởng tiến bộ, dần dần Võ Nguyên Giáp kết thân và cho biết mình vừa học luật, vừa dạy học ở trường tư Thăng Long, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và đang hoạt động cho Đảng. Theo hướng dẫn của Võ Nguyên Giáp, Trần Công Tường tham gia vào các hoạt động của Đảng.
Trong bài “Luật sư Trần Công Tường: Nhân tài đất Gò Công trong thời đại Hồ Chí Minh”, Báo Ấp Bắc, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Tiền Giang thuật lại nguyện vọng hướng về cách mạng của Trần Công Tường: “Sau khi tâm sự, Võ Nguyên Giáp nói với Trần Công Tường: “Tôi là đỏ thì anh phải là hồng”. Trần Công Tường trả lời: “Vậy anh hãy nhuộm đỏ tôi đi”. Từ đó, theo hướng dẫn của Võ Nguyên Giáp, Trần Công Tường tham gia vào các hoạt động của Đảng”.
Ban đầu, Trần Công Tường hoạt động trong giới sinh viên và viết báo Le Travail của Đảng. Năm 1937, khi trở về Sài Gòn, Trần Công Tường tham gia nhóm trí thức tiến bộ Văn Lang do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chủ trương. Những năm 1937-1940, Trần Công Tường học đại học văn học và chính trị tại Paris. Trong những năm 1940-1945, Luật sư Trần Công Tường đã tích cực bênh vực quyền lợi của các chiến sĩ cách mạng và quần chúng yêu nước tại các tòa án ở Sài Gòn, Mỹ Tho, Bến Tre, Đà Lạt, Vĩnh Long, Đà Nẵng…
Năm 1945, Luật sư Trần Công Tường tham gia phong trào Thanh niên Tiền Phong ở Nam bộ, làm Chủ tịch Hội Trí thức và Công chức cứu quốc Nam bộ.
Trong Cách mạng Tháng 8/1945, Luật sư Trần Công Tường đã tiếp thu các cơ sở tư pháp tại Sài Gòn, được cách mạng cử làm Giám đốc Tư pháp Nam bộ và Tổng Chưởng lý Nam bộ. Sau ngày 23/9/1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam bộ.
Ngày 6/1/1946, cùng với nhà cách mạng Nguyễn Văn Côn, Luật sư Trần Công Tường được bầu làm Đại biểu Quốc hội tỉnh Gò Công và được Trung ương triệu tập ra Hà Nội làm việc.Tháng 6/1946, ông được kết nạp Đảng và được cử làm Bí thư Đảng đoàn Bộ Tư pháp.
Tháng 11/1946, ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam, tham gia các đoàn đàm phán với phái đoàn Pháp tại Việt Nam.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Luật sư Trần Công Tường được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ giao nhiều trọng trách trong các hội nghị quốc tế, ông luôn là một trợ lý đắc lực về tư pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là thành viên đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, phụ trách phần chính trị, soạn Dự thảo Tuyên bố chung của hội nghị.
Nhà báo Nguyễn Thành Lê, Nguyên Tổng Biên tập Báo Cứu quốc, người tham gia đoàn đại biểu tại Việt Nam tại Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 hồi tưởng về Thứ trưởng Trần Công Tường tại bài Điện Biên Phủ - Giơ-ne-vơ trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 25/4/2014) như sau: “Đồng chí Phạm Văn Đồng vừa đọc xong bài phát biểu thì đoàn ta tổ chức họp báo. Phòng họp báo chật ních, có tới năm, sáu trăm nhà báo ở khắp năm châu dự. Anh Trần Công Tường, một uỷ viên của đoàn rất giỏi tiếng Pháp, làm phiên dịch để bảo đảm đạt hiệu quả cao. Anh dịch miệng từ tiếng Việt ra tiếng Pháp. Người phát ngôn đoàn ta giới thiệu những nét chính bài phát biểu của đồng chí Phạm Văn Đồng và đọc nguyên văn lập trường tám điểm”.
Từ tháng 5/1958 đến tháng 5/1959, ông giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Việt Nam, Quyền Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.
Năm 1961-1962, ông là Ủy viên Đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Giơ-ne-vơ về Lào. Năm 1968-1972, ông là ủy viên Đoàn đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Hội nghị Paris về Việt Nam. Ông là đại diện của Việt Nam tham gia các hội nghị của Hội Luật gia Dân chủ quốc tế và Hội nghị Luật gia thế giới về Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của các luật gia trên thế giới ủng hộ cho chính nghĩa Việt Nam. Năm 1971, ông là Ủy viên Ủy ban Dự án pháp luật của Quốc hội.
Từ năm 1972 khi Chính phủ thành lập Ủy ban Pháp chế, Luật sư Trần Công Tường làm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế cho đến năm 1978. Từ khi nghỉ hưu năm 1980 cho đến khi qua đời năm 1990, ông vẫn làm việc, nghiên cứu.
Người đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn công tác tư pháp
Năm 1950 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của nền Tư pháp Việt Nam. Đợt kiểm thảo việc thực hiện Chương trình Tư pháp năm 1950 (13/12/1950) nhận định: Tổ chức Tư pháp cũ, do Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 1 năm 1945 quy định, tuy đã có mầm mống tính chất nhân dân nhưng còn mang nặng tàn tích tư sản thực dân. Nó xây dựng theo quan niệm Tư pháp độc lập vô tư đứng trên nhân dân, điều hòa giai cấp. Nó còn chịu ảnh hưởng xấu xa của tư tưởng pháp lý cũ, luật lệ cũ nhất là dân luật vẫn là luật lệ phong kiến tư sản xưa, do đó qua 5 năm kháng chiến, Tư pháp càng xa nhân dân.
Nhận rõ những khuyết điểm đó và căn cứ vào sự phát triển của chính quyền nhân dân, công việc đầu tiên của Bộ Tư pháp lúc đó là phải xây dựng lý luận Tư pháp nhân dân và Tư pháp trong giai đoạn chuyển mạnh sang Tổng phản công. Muốn đạt được mục đích đó, Bộ Tư pháp nhận định: Trước hết phải đả phá lập trường quan niệm phương pháp của pháp lý cũ, rồi sau đó đưa lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn kháng chiến Việt Nam, theo hướng tiến của Chính quyền Dân chủ Nhân dân Việt Nam mà xây dựng nền pháp lý mới.
Để triển khai nhiệm vụ nêu trên, tháng 10/1950, Thứ trưởng Trần Công Tường đã có một tập tài liệu về các bài viết định hướng công tác tư tưởng, trong đó phát triển lý luận tư pháp nhân dân trên cơ sở nhận thức sâu sắc lý luận Mác-Lênin. Có lẽ đây là lần đầu tiên, các hoạt động thực tiễn sinh động của công tác tư pháp được nhận định, đánh giá và định hướng trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, đặc biệt là lý luận về chính quyền dân chủ nhân dân và chính quyền chuyên chính vô sản.
Tập bài viết của Thứ trưởng Trần Công Tường (hiện đang được lưu giữ, sử dụng tại Thư viện Bộ Tư pháp, ký hiệu: V10400) gồm 42 trang, tập trung phân tích quá trình xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân và nền Tư pháp Việt Nam, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và Hội thẩm nhân dân, chế độ Hội thẩm nhân dân và đã phân tích một cách sâu sắc, toàn diện yêu cầu của cuộc kháng chiến, tư tưởng xây dựng một chính quyền dân chủ nhân dân và những định hướng đặt ra cho công tác tư pháp. 
Về mặt tư tưởng, các bài viết lên án mạnh mẽ tư tưởng cũ, lạc hậu, xa rời kháng chiến. Từ luận điểm của Lênin tại tác phẩm Bàn về Nhà nước và quan điểm của Mao Trạch Đông tại tác phẩm “Nhân dân dân chủ chuyên chính”, Thứ trưởng Trần Công Tường đã đưa ra quan niệm mới về địa vị, vai trò của Tòa án nhân dân đối với chính quyền nhân dân: “Tòa án nhân dân là một công cụ của chính quyền nhân dân, phải là một công cụ chiến đấu cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ông nhấn mạnh: “Phải quan niệm vai trò chiến đấu của Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân phải là một đơn vị chiến đấu cách mạng”.
Cùng với Chương trình công tác năm 1950, tập bài viết của ông đã mở đầu cho chuyển hướng về tư tưởng trong giới tư pháp và trở thành tập “cẩm nang” cho công cuộc xây dựng lý luận Tư pháp nhân dân. 
Tại phần kết luận của tài liệu, ông thúc giục bộ máy tư pháp: “Chúng ta đã bắt đầu quét cái cũ. Hội nghị Tư pháp toàn quốc mà Bộ đã mở ra đầu năm 1950 đã chính thức phát động một phong trào tranh đấu tư tưởng thật là ráo riết. Đặt dưới khẩu hiệu “cải tạo tư tưởng” cho cán bộ chuyên trách, đại đa số là người cũ, nó nhằm mục đích đả phá cái cũ, đề ra lý luận Mác-Lênin về tư pháp và pháp lý, xây dựng lý luận tư pháp và pháp lý Việt Nam căn cứ vào lý luận Mác-Lênin, căn cứ vào quá trình tranh đấu của nhân dân, vào kinh nghiệm hoạt động tư pháp trong mấy năm qua. Nó đã đem lại một phần kết quả khả quan. Tình hình bên ngoài, bên trong, lý luận Mác-Lênin sắc bén, đã giác ngộ một số cán bộ cũ, đã đánh lùi được phần nào tư tưởng thoái hóa…”

Đọc thêm

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.