Văn hóa & Pháp luật

Văn hóa Phật giáo Việt Nam góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

An cư Kiết hạ - một nét đẹp của văn hóa Phật giáo - ảnh minh họa.
An cư Kiết hạ - một nét đẹp của văn hóa Phật giáo - ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua những năm tháng lịch sử, có thể nói, những giá trị của văn hóa Phật giáo đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa, tạo nên vẻ đẹp và bản sắc dân tộc...

An cư Kiết hạ - một nét đẹp của văn hóa Phật giáo

An cư Kiết hạ là một nét đẹp của văn hóa truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới nói chung, cũng như ở Việt Nam nói riêng. Ngược dòng lịch sử, chúng ta tìm được khởi nguyên của nét văn hóa độc đáo này.

Theo Đại Phẩm Luật Tạng, trong những năm đầu thiết lập Tăng đoàn, đức Phật chưa chế pháp an cư, các chư tăng đệ tử Phật vẫn du hành quanh năm, kể cả trong ba tháng mùa mưa của Ấn Độ. Tuy nhiên, theo nhiều giáo phái khác, mùa mưa là mùa cây cối mọc lên kéo theo sự sinh sôi, nảy nở của vô số côn trùng, nên cần tránh đi du hành kẻo giẫm đạp làm tổ̉n hại sinh mạng.

Sự kiện này được trình báo lên Đức Phật, thế rồi Ngài dùng huệ nhãn để quán xét và nhận thấy nhân duyên đã đến, nên ban hành pháp An cư Kiết hạ hằng năm để những người xuất gia hành trì có an lạc.

Đức Phật dạy: “Nay tôi quy định, các Tỳ kheo phải kiết túc an cư trong ba tháng mùa mưa. Từ đó về sau truyền thống an cư được thực hiện đều đặn hằng năm trong Tăng đoàn và đã mang lại nhiều lợi lạc không chỉ cho hành giả an cư mà còn cho hàng phật tử tại gia.

Theo quy định, mỗi năm các đệ tử phật kết thúc an cư trong 3 tháng vào mùa hạ. Có hai truyền thống an cư, một là truyền thống an cư theo truyền thống Bắc tông và hai là truyền thống an cư theo các nước Nam truyền. Theo Thượng tọa Thích Thanh Vân - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương, truyền thống Bắc tông bao gồm có tiền an cư và hậu an cư.

Tiền an cư bắt đầu chính thức vào ngày 16/4 (Âm lịch) và kết thúc vào ngày 16/7 (Âm lịch), hậu an cư tức là lùi lại một tháng từ rằm tháng 5 (Âm lịch) kết thúc vào ngày rằm tháng 8 (Âm lịch). Với truyền thống Nam truyền, chư tăng bắt đầu an cư từ rằm tháng 6 (Âm lịch) và kết thúc vào rằm tháng 9 (Âm lịch) cũng kết thúc đủ 3 tháng an cư.

Về nội dung an cư, trước hết các hàng đệ tử phật trong 3 tháng phải tĩnh tu tam nghiệp tư duy giới định tuệ 3 pháp học giới học, định học và tuệ học đồng thời trong mùa an cư trư tăng thống nhất đề ra giảng 3 phận: kinh, luận và luật.

Kinh là lựa chọn bộ kinh để giảng đọc trong thời gian an cư cho thích hợp; Luật là giảng các bộ luật đức phật đã chế định các nếp sinh hoạt của chư tăng; Luận giúp chư tăng tăng trưởng kiến thức về nội điền cũng như lời dạy của chư tổ lấy đó làm kim chỉ nam trên bước đường tu nhân học phật.

“Có câu nói là: Cửu tuần tu học định tâm viên/Tam nguyệt an cư định ý mã, có nghĩa là 3 tháng an cư thôi dứt tất cả ý niệm suy nghĩ để mình chuyên tâm việc thiền định chuyên tâm tâm vào tu tập” – Thượng tọa Thích Thanh Vân nhấn mạnh.

Phổ biến pháp luật trong văn hóa Phật giáo

Có thể nói, An cư Kiết hạ là truyền thống tập trung tu học của tăng ni. Tham dự khóa an cư, các tăng ni được học tập các nội dung nội điển Phật giáo như: thuyết giảng kinh, giảng Luật học, diễn giải Phật pháp và trao đổi nghiệp vụ cần thiết. Đặc biệt trong mùa An cư Kiết hạ, còn có các chương trình do đại diện các cơ quan của tỉnh, thành phố và huyện phổ biến pháp luật nói chung và phổ biến pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng nói riêng, đồng thời, thông tin tình hình thời sự mới trong và ngoài nước nhằm giúp tăng ni thực hiện tốt đường hướng “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” và có những hoạt động tôn giáo thiết thực phục vụ đời sống văn hóa tâm linh trong cộng đồng.

Theo hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngoài việc tu tập Phật học, trong mùa An cư Kiết hạ, tăng ni còn được học hỏi thêm về những tri thức thế học như giáo dục công dân, hiến chương, quy chế hoạt động của Giáo hội, luật tín ngưỡng tôn giáo, riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Sở Nội vụ, Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc…, mở ra các buổi trao đổi, tọa đàm về các chủ đề liên quan đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế. Mỗi năm đều có các chủ đề khác nhau, giúp cho tăng ni có thêm kiến thức phật học và thế học để dấn thân hành đạo.

Thượng tọa Thích Thanh Vân cho biết, trong mỗi mùa An cư Kiết hạ, tăng ni được các cán bộ, chuyên gia ở nhiều cơ quan, ban ngành truyền đạt, phổ biến nhiều nội dung liên quan đến pháp luật vô cùng hữu ích.

Có thể kể đến như việc phổ biến Luật Phòng cháy chữa cháy và Nghị định Thông tư hướng dẫn, giúp cho tăng ni có nhận thức tốt hơn về vấn đề phòng cháy, chữa cháy trong bối cảnh những năm gần đây, nhiều cơ quan, công sở, nhà máy bị hỏa hoạn, trong đó có các cơ sở tôn giáo, trên cơ sở đó tăng ni cũng có kinh nghiệm hơn trong xử lý tình huống cháy nổ.

Dù đang đi An cư Kiết hạ, tăng ni cũng luôn nhắc nhở, mọi người phải ngắt cầu dao điện hay cẩn thận hương nến trong chùa. Có thể thấy, thông qua chủ đề này, tăng ni đã ý thức hơn về trách nhiệm bổn phận với ngôi chùa của mình, với cơ sở thờ tự của mình.

Hay như thông qua việc phổ biến về Luật Di sản, tăng ni đã thấy được tầm quan trọng của di sản, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa phật giáo. Chủ đề Luật Đất đai giúp cho tăng ni phối hợp hiệu quả với chính quyền thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

“Vấn đề Luật Bảo vệ môi trường, môi trường sinh thái, các vấn đề phóng sinh và nhiều chủ đề thiết thực gần gũi với Phật giáo được phổ biến thông qua các buổi chia sẻ như thế, giúp cho tăng ni rất phấn khởi khi được tiếp cận, được học hỏi, nâng cao trình độ kiến thức của mình, để khi đi hành đạo sẽ không bị ngỡ ngàng tụt hậu trước sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là việc phổ biến Luật Tín ngưỡng tôn giáo là bộ luật rất quan trọng, bộ luật này là kim chỉ nam để giúp cho các tôn giáo thực thi các hoạt động của mình trong khuôn khổ tôn giáo, nhà nước, pháp luật quy định” – Thượng tọa Thích Thanh Vân nhấn mạnh.

Không chỉ ở Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương, mà ở nhiều địa phương khác, hoạt động phổ biến pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước trong mùa An cư Kiết hạ cũng diễn ra rất sôi nổi. Ví dụ như, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phổ biến các chuyên đề chính sách đại đoàn kết dân tộc rất hiệu quả, và được đông đảo tăng ni phật tử hưởng ứng. Bên cạnh đó, cũng trong mùa An cư Kiết hạ, Giáo hội Phật giáo và các ngành chức năng của một số thành phố, tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Gia Lai, thành phố Hồ Chí Minh… cũng tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật, trong đó trọng tâm là Luật Tín ngưỡng tôn giáo và những vấn đề liên quan trong hoạt động tín ngưỡng - tôn giáo tại địa phương, giúp chức sắc và tăng ni thực hiện tốt đường hướng “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra.

Điều này góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống nhanh chóng, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với hoạt động tôn giáo, công tác tôn giáo ở mỗi địa phương.

Cuối tháng 9/2022, tại TP HCM, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022), đề ra phương hướng công tác Phật sự nhiệm kỳ IX (2022 - 2027).

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trái) tiếp nhận Bằng Tuyên dương công đức do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (trái) tiếp nhận Bằng Tuyên dương công đức do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Phát biểu tại Hội nghị, Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Trưởng Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục kiên trì, không ngừng cố gắng, giữ gìn, bảo vệ, phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam; nâng cao chất lượng các hoạt động Phật sự ngày càng đi vào thực tế, trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, thống nhất với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và đạt được những thành tựu Phật sự quan trọng ở nhiều hoạt động, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập.

biệt, Ban Văn hóa Trung ương là đã triển khai bài bản, khoa học Đề án “Định hướng đặc trưng văn hóa Phật giáo Việt Nam: Ngôn ngữ, Pháp phục, Kiến trúc và Di sản”, đạt được kết quả những kết quả ban đầu quan trọng là xây dựng một số bài khóa tụng thống nhất và mẫu pháp phục Phật giáo Việt Nam.

“Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng khát vọng phát triển đất nước, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại để xây dựng đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn và sức sống Việt Nam; xây dựng lối ứng xử văn hóa trong quan hệ với đồng loại và với thế giới tự nhiên cho các thế hệ, tạo nên vẻ đẹp và bản sắc dân tộc; xây dựng mô hình Văn hóa Phật giáo; ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học kỹ thuật, thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0...” - Hòa thượng Thích Thọ Lạc nhấn mạnh.

Trong nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tập trung vào các hoạt động trọng tâm như tiếp tục nghiên cứu, triển khai và phổ biến 4 đề án về pháp phục, ngôn ngữ, kiến trúc và di sản Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng; hoàn thiện các mẫu hoành phi, câu đối bằng tiếng Việt; thành lập Trung tâm Bảo tồn Di sản và Phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam; nghiên cứu, định hướng việc thờ cúng, hiếu hỉ cho các gia đình phật tử tại gia và tang lễ với các sư trưởng, phụ mẫu các vị xuất gia theo văn hóa nghi lễ Phật giáo Việt Nam...

Đọc thêm

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.
(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).
(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.