Từ khóa: #văn hóa dân gian

Đưa nghệ thuật chèo thành thương hiệu văn hóa quốc gia

Nghệ thuật chèo là một món ăn tinh thần không thể thiếu được với người dân, là hồn cốt của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong quá trình tồn tại và phát triển cả nghìn năm qua, nghệ thuật chèo ngày càng hoàn thiện, mang đậm chất đặc trưng của văn hóa người Việt, phản ảnh thực tế phong phú của các trạng thái, cung bậc của cuộc sống, con người. Tuy nhiên, trước những biến chuyển của đời sống hiện nay, nghệ thuật chèo dường như đã mất dần vị thế vốn có…

Nỗ lực giữ gìn những vũ điệu dân gian độc đáo

 Điệu múa bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn.
(PLVN) - Bắc Kạn, mảnh đất hội tụ văn hóa đa dạng của 7 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, H’Mông, Hoa và Sán Chay. Người Tày, người H’Mông ở Bắc Kạn còn có nền văn hóa cổ truyền phong phú với nhiều thể loại thơ, ca, truyện dân gian, các hình thức ca, múa, nhạc độc đáo... trong đó có múa bát và múa khèn.

Xu hướng Artcation: Du lịch “song hành” cùng nghệ thuật

Tour “artcation” tại Hội An thu hút đông khách.
(PLVN) - Nghệ thuật góp phần xây dựng một xã hội đáng sống, hình thành những công dân biết yêu cái đẹp, cảm thụ được giá trị chân – thiện – mỹ. Chính vì vậy, du lịch khám phá nghệ thuật kết hợp nghỉ dưỡng (artcation) sẽ có sức hút đặc biệt đối với những du khách mong muốn mở rộng nhân sinh quan qua trải nghiệm với các tác phẩm nghệ thuật tại điểm đến chứ không chỉ nghỉ dưỡng, khám phá đơn thuần. 

Xuân Tân Sửu, mạn đàm về trâu...

Trâu phong thủy.
(PLVN) - Trâu là con vật đứng thứ hai trong bản mệnh 12 con giáp. Với phẩm chất hiền lành chịu khó, con trâu gắn bó với đời sống lao động sản xuất của người nông dân Việt Nam và trở thành biểu tượng sinh động trong ca dao, thành ngữ dân gian mang ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa giáo dục cao.

Thầy mo - người giữ hồn của bản làng

Thầy mo Lương Xeo Coóng kiểm tra tế cụ trước khi hành lễ.
(PLVN) - Khi những hủ tục đã dần lùi vào dĩ vãng, trong các cộng đồng dân tộc thiểu số, thầy mo có vai trò như là người am hiểu sâu sắc nhất đối với văn hóa, phong tục của vùng. Họ trở thành những người chủ tế, phụ tế trong các nghi lễ quan trọng của bản làng.

Thổ cẩm Mỹ Nghiệp - nơi lưu giữ nét văn hóa Chăm

Nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp.
(PLVN) - Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở làng Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này là việc nghệ nhân dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công với đường nét hoa văn tinh tế, mang đậm nét văn hóa dân gian Chăm còn mãi với thời gian.

Gìn giữ nét riêng của điệu chèo đất Tổng Gối

Biểu diễn hát Chèo tàu tại xã Tân Hội (ảnh tư liệu).
(PLVN) - Xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội xưa thuộc vùng Tổng Gối (phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông xưa) là nơi lưu truyền hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo mang tên Chèo tàu. Nơi đây, dù đã trải qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử nhưng lời ca, điệu hát vẫn giữ được vị thế của mình, vẫn làm say đắm lòng người.

Bản sắc du lịch qua những lễ hội lời ru

Các chương trình liên hoan văn nghệ hát ru cần được nhân rộng.
(PLVN) - Cảnh Dương (Quảng Bình) là một trong số ít địa phương còn lưu giữ và phát triển được tiếng hát ru đặc trưng của mình thông qua các lễ hội. Trong cơn bão công nghệ số, làm sao để giữ được nét đẹp của các lễ hội hát ru truyền thống và phát triển thành sản phẩm du lịch đặc sắc là điều không phải dễ dàng.

Về Bình Thuận, xúc động nghe truyền thuyết dinh Thầy Thím

Dinh Thầy Thím thu hút đông đảo du khách về tham dự Lễ hội Văn hóa du lịch dinh Thầy Thím.
(PLVN) - Ẩn phía sau những công trình độc đáo của dinh Thầy Thím là câu chuyện cảm động về lối sống nhân ái, đạo nghĩa của cặp vợ chồng đạo sĩ thần thông. Ở đây, hàng năm diễn ra Lễ hội Văn hóa du lịch dinh Thầy Thím gồm nhiều nghi thức lễ và phần hội mang đậm nét văn hóa dân gian miền biển duyên hải Nam Trung bộ.

Mộc mạc làng nghề đệm bàng Phò Trạch

Những sản phẩm tinh xảo của làng nghề đệm bàng Phò Trạch trưng bày tại Festival Huế
(PLVN) - Nếu một lần được đến xã Phong Bình, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế, bạn sẽ được ngắm những ruộng cỏ bàng xanh mướt, thẳng tắp, bát ngát tưởng như tít tận chân mây. Nơi đây là làng nghề đan đệm bàng truyền thống của xứ Huế đã có bề dày hàng trăm năm lịch sử.

Cổ Nhơn – nghe đã thấy “khoai” mà dân Bình Định mê như điếu đổ

Cổ Nhơn – nghe đã thấy “khoai” mà dân Bình Định mê như điếu đổ
(PLVN) - Mỗi độ xuân về, ở huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đâu đâu cũng treo bảng luận cổ nhơn. Từ người lớn đến trẻ con tụm ba tụm bảy bàn câu thai để luận ra con đề. Đây là một trò chơi dân gian đã trở thành “món ăn” ngày Tết được người dân gìn giữ từ bao đời nay như một nét văn hóa đặc trưng.