I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 10 năm 2013, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 46 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 38 Nghị định của Chính phủ và 08 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:
Các Nghị định của Chính phủ:
1. Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
2. Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 về hoạt động mỹ thuật.
3. Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
4. Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
5. Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
6. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
7. Nghị định số 118/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
8. Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
9. Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
10. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
11. Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2013 quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
12. Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.
13. Nghị định số 124/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
14. Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự.
15. Nghị định số 126/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.
16. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
17. Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
18. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
19. Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
20. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
21. Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.
22. Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
23. Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
24. Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
26. Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
27. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
28. Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
29. Nghị định số 140/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và truyền thông.
30. Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
31. Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
32. Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
33. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
34. Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
35. Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
36. Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
37. Nghị định số 148/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
38. Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
1. Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2013 quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2013 về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh.
3. Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chia.
5. Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
7. Quyết định số 61/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
8. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
II. HIỆU LỰC THI HÀNH; SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Nghị định số 112/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 17/11/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính; Nghị định số 15/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 quy định việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo thủ tục hành chính; Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính; Nghị định số 19/2009/NĐ-CP ngày 19/02/009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để cụ thể hóa chế tài xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 5 chương, 41 điều, quy định về đối tượng, thẩm quyền, thủ tục tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính, các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính và những quy định khác có liên quan đến việc áp dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành chính; quy định đối tượng bị trục xuất, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp quản lý người vi phạm trong thời gian làm thủ tục trục xuất, quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành hình thức xử phạt trục xuất.
Về việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, Nghị định quy định: Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vi phạm, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo đề nghị trục xuất của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh hoặc phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, chuyển đến Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xem xét, ra quyết định xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài vi phạm hành chính. Nếu không đủ điều kiện áp dụng hình thức xử phạt trục xuất thì phải thông báo ngay cho cơ quan phát hiện vi phạm biết.
2. Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/12/2013.
Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây:
Chương IV Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phần mỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 29/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Quy chế hoạt động Triển lãm mỹ thuật và Gallery ban hành kèm theo Quyết định số 10/2000/QĐ-BVHTT ngày 15/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Quy chế trại sáng tác điêu khắc ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các điểm 1, 3 và 4 Mục III Điều 1, các điểm 1, 3 và 4 Mục III Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/6/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định hiện hành về quản lý mỹ thuật tại Việt Nam.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 chương 41 điều (kèm theo Phụ lục 10 biểu mẫu về hoạt động mỹ thuật), quy định các hoạt động về mỹ thuật, bao gồm: Thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật; trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; tượng đài, tranh hoành tráng; trại sáng tác điêu khắc. Đối tượng áp dụng của Nghị định là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam.
Nghị định quy định cụ thể về chính sách quản lý, nội dung quản lý của Nhà nước về phát triển mỹ thuật; cơ quan quản lý nhà nước về mỹ thuật; kinh phí mỹ thuật trong các công trình văn hóa, thể thao và du lịch và những quy định cấm trong hoạt động mỹ thuật; về thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật và triển lãm mỹ thuật; trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật; các bước tiến hành để xây dựng, bảo hành, bảo quản và quản lý công trình tượng đài, tranh hoành tráng; về trại sáng tác điêu khắc.
3. Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 20/11/ 2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 26/2003/NĐ-CP ngày 03/6/2003 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng; Nghị định số 172/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 5 chương, 39 điều, quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân về cùng một hành vi vi phạm.
4. Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 18/11/2013.
Bãi bỏ các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, Nghị định số 22/2009/NĐ-CP ngày 24/02/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra.
c) Nội dung chủ yếu: 3 chương, 19 điều, quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; các hành vi bị nghiêm cấm; nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ.
Theo Nghị định, người vi phạm có thể đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
5. Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/10/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
c) Nội dung chủ yếu: 5 chương, 31 điều, quy định chi tiết thi hành về các biện pháp phòng, chống rửa tiền, thu thập xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền và hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là các tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có giao dịch tài chính, giao dịch tài sản khác với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan.
Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền.
6. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/01/2014.
Nghị định này được áp dụng kể từ năm ngân sách 2014.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục một số bất cập, hạn chế của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, bảo đảm thực hiện mục tiêu về thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan quản lý Nhà nước, bảo đảm đồng bộ với quy định của Nghị định số 21/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý biên chế công chức và Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về những nội dung chủ yếu sau:
- Bổ sung Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thuộc đối tượng được thực hiện cơ chế tự chủ.
- Sửa đổi, bổ sung về việc không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao.
- Sửa đổi, bổ sung về xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm; thực hiện giao kinh phí để thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với khoản chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên (trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án), chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được rõ khối lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Sửa đổi, bổ sung về xác định kinh phí tiết kiệm và phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được. Trong năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi, chi bổ sung phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.
- Sửa đổi, bổ sung về điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ, quy định về mức kinh phí được giao trong năm để thực hiện chế độ tự chủ chỉ được xem xét bổ sung khi việc điều chỉnh biên chế thuộc 03 trường hợp đã quy định tại Nghị định số 21/2010/NĐ-CP; đồng thời quy định mức kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ sẽ được xác định tại thời điểm có quyết định của cấp có thẩm quyền giao điều chỉnh chỉ tiêu biên chế cho đơn vị dự toán.
7. Nghị định số 118/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/12/ 2013.
Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 07/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (gọi tắt là VINATEX) phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nhằm nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước, của các bộ, ngành, của Tập đoàn trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức liên quan, cụ thể hóa các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với VINATEX.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 3 điều, quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINATEX về hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của VINATEX; quyền và nghĩa vụ của VINATEX; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VINATEX và phân công thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước; về tổ chức quản lý VINATEX.
VINATEX là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật, Luật doanh nghiệp và theo Điều lệ do Chính phủ ban hành.
Điều lệ là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của VINATEX. Tất cả các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của VINATEX có trách nhiệm thi hành Điều lệ. Các đơn vị trực thuộc VINATEX, các công ty con của VINATEX căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không được trái với Điều lệ này.
8. Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 25/11/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 08/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thức ăn chăn nuôi; Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 08/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi xảy ra trước khi Nghị định này đã có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 chương, 46 điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản).
Đối tượng bị xử phạt là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi là 50.000.000 đồng; trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi là 100.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
9. Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 22/11/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng.
Đối với hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý nếu có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Đối với quyết định xử phạt vi phạm đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt còn khiếu nại, thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 để giải quyết.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, đảm bảo phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các luật liên quan trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu trong tình hình mới.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 5 chương, 52 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quốc phòng là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực cơ yếu đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
10. Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 30/11/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt của người có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện thì tiếp tục thực hiện hoặc cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Đối với hành vi xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế được phê duyệt theo quy định của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 mà đã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ, nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực vẫn chưa thực hiện thì cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 13 của Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Ngành Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 9 chương, 72 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (trong đô thị, khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, khu kinh tế và khu công nghệ cao); quản lý phát triển nhà và công sở.
Đối tượng bị xử phạt là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở xảy ra trên lãnh thổ nước Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là 1.000.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở là 300.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân về cùng một hành vi vi phạm.
11. Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 11/10/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (năm 2012) và Luật Phòng, chống khủng bố (năm 2013), đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong tình hình mới.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 16 điều, quy định điều kiện, thủ tục, hình thức, thẩm quyền quyết định tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; việc xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; các hành vi bị nghiêm cấm; quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân.
12. Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 28/11/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/02/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư; Nghị định số 131/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 hướng dẫn thi hành các quy định của Luật luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; Điều 3, Điều 5 của Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật.
Điều lệ Đoàn luật sư được phê duyệt theo quy định của Luật Luật sư số 65/2006/QH11 tiếp tục được áp dụng cho đến khi Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định tại Điều 67 của Luật Luật sư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trừ những nội dung trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Chương trình khung đào tạo nghề luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QĐ-BTP ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được tiếp tục áp dụng đến khi Chương trình khung mới theo quy định tại Điều 12 của Luật luật sư được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành; những người tập sự hành nghề luật sư tham gia khóa đào tạo nghề luật sư theo Chương trình khung đào tạo nghề luật sư 06 tháng phải tập sự hành nghề luật sư 18 tháng.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư, đảm bảo việc tổ chức thực hiện Luật Luật sư được thống nhất, thuận lợi và hiệu quả.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 chương, 45 điều, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư về cơ sở đào tạo nghề luật sư, trợ giúp pháp lý của luật sư, nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc của luật sư, quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
13. Nghị định số 124/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/12/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
c) Nội dung chủ yếu : Nghị định gồm 03 chương, 08 điều, quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Nghị định áp dụng đối với người đi đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Nghị định quy định rõ mức ưu đãi, hỗ trợ cụ thể đối với các bậc trình độ (cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các khóa đào tạo ngắn hạn khác) đồng thời phân biệt mức ưu đãi, hỗ trợ đối với đào tạo trong nước và đào tạo ở nước ngoài.
Trường hợp các ưu đãi, hỗ trợ quy định trong các văn bản khác nhau thì người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất.
14. Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/12/2013.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, cá nhân và tổ chức khác không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật, vi phạm các quy định về thủ tục thi hành án dân sự thì bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Trường hợp người được thi hành án là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được thi hành khoản tiền, tài sản thuộc sở hữu nhà nước mà không yêu cầu thi hành án trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này yêu cầu thi hành án.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc về thủ tục thi hành án dân sự trong quá trình thực hiện Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 2 điều, sửa đổi, bổ sung các điều sau của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009: Điều 4. Nhận đơn yêu cầu thi hành án; Điều 5. Ra quyết định thi hành án; Điều 6. Xác minh điều kiện thi hành án.
Theo đó, những quy định mới được bổ sung gồm: Chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án; thực hiện uỷ thác thi hành án; việc thi hành án khi có thay đổi giá tài sản tại thời điểm thi hành án; định giá tài sản đã kê biên; bảo đảm quyền ưu tiên mua tài sản thuộc sở hữu chung; xử lý tài sản thi hành án không có người tham gia đấu giá, trả giá; thứ tự thanh toán tiền thi hành án; bảo đảm quyền lợi của người mua được tài sản đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án; tương trợ tư pháp về dân sự trong thi hành án dân sự; chỉ đạo thi hành vụ việc thi hành án lớn, phức tạp.
15. Nghị định số 126/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/10/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 49/2013/QH13 ngày 21/6/2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, kịp thời đảm bảo cho người sử dụng đất được yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất; thuận lợi trong chuyển quyền sử dụng đất.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là: Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý đất đai; hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc sử dụng đất.
Nghị định quy định cụ thể các trường hợp được kéo dài thời hạn sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân được kéo dài thời hạn sử dụng đất theo quy định của Nghị định này thì được thực hiện các quyền theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.
16. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Bãi bỏ các Nghị định sau của Chính phủ: Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007, Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Các quy định về xử phạt, quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt và các quy định về xử phạt khác có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định: số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/ 6/2007 và số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính phủ để giải quyết.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 73 điều, quy định về các nội dung:
- Hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
- Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với các tổ chức, cá nhân đã quá thời hạn chấp hành mà không tự nguyện chấp hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
17. Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 12/12/2013
Nghị định này thay thế Nghị định số 18/2006/NĐ-CP ngày 10/02/2006 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm ở biển.
Những quy định của Nghị định này khác với quy định tại khoản 3 Điều 6, điểm c khoản 2 Điều 9; khoản 5 Điều 19 của Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam và Nghị định số 86/2005/NĐ-CP ngày 08/7/2005 về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước về cùng một nội dung liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm thì áp dụng quy định của Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định về xử lý tài sản chìm đắm với phạm vi điều chỉnh được mở rộng, bao gồm cả trên biển và trên đường thủy nội địa (lĩnh vực hàng hải và đường thuỷ nội địa), điều chỉnh toàn diện việc xử lý tài sản chìm đắm trên các tuyến đường thuỷ nội địa, nội thủy và lãnh hải Việt Nam phù hợp với quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương và 33 điều (kèm theo Phụ lục về mẫu Thông báo về việc xử lý tài sản bị chìm đắm và mẫu Thông báo tìm chủ tài sản chìm đắm), quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là các tổ chức, cá nhân liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
Nghị định quy định cụ thể về các vấn đề: Phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm; nghĩa vụ của chủ tài sản chìm đắm trong việc tổ chức thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm; xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm khi không xác định được chủ sở hữu hoặc vô chủ; mất quyền sở hữu đối với tài sản chìm đắm; tiếp nhận, xử lý thông tin về tài sản chìm đắm; thăm dò, trục vớt tài sản chìm đắm; tiếp nhận, bảo quản, tiêu hủy và bán tài sản chìm đắm.
18. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Bãi bỏ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 và Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Áp dụng các quy định về xử phạt, hoãn, miễn, giảm tiền phạt và các quy định khác về xử phạt vi phạm hành chính về thuế có lợi đối với trường hợp vi phạm hành chính về thuế xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt còn khiếu nại thì được giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm hành vi vi phạm đã thực hiện.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đảm bảo phù hợp, thống nhất với các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 56 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính về thuế, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; các trường hợp bị cưỡng chế, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế (trừ biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
Vi phạm hành chính về thuế bao gồm vi phạm quy định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế về: Các loại thuế; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế là người nộp thuế, tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hành chính về thuế; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Việc cưỡng chế áp dụng cho các quyết định hành chính thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật và các thông báo ấn định thuế, thông báo tiền thuế nợ, thông báo tiền chậm nộp tiền thuế.
19. Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 29/11/2013
Bãi bỏ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; mở rộng đối tượng tham gia sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích phù hợp với xu hướng xã hội hóa, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ, công ích; đồng thời bảo đảm việc phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết quốc tế mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 5 chương, 30 điều (kèm theo Phụ lục về danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích), quy định về tiêu chí, danh mục sản phẩm, dịch vụ công ích; phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hợp tác xã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động hợp pháp có sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc tổ chức thực hiện và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Nghị định quy định cụ thể về việc tổ chức đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
20. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02/12/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan xảy ra trước ngày 01/7/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 43 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Các hành vi vi phạm hành chính khác về quyền tác giả, quyền liên quan không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
21. Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 02/12/2013.
Bãi bỏ các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24/6/2011 về việc sửa đổi Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ và các quy định trước đây trái với Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh những nhiệm vụ mới thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của các luật chuyên ngành và đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 điều quy định về vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ có 29 đơn vị trực thuộc, gồm các đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
22. Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 18/10/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho các doanh nghiệp kinh doanh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung tiết 2, khoản 2, Điều 1 của Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ như sau:
Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản với điều kiện doanh nghiệp bị lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
23. Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/12/2013.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Nghị định sau đây của Chính phủ hết hiệu lực: Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực, Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24/8/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Các hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện, lập biên bản thì xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Các hành vi vi phạm đã lập biên bản vi phạm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010, Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24/8/2011 hoặc Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan để xử phạt. Nếu tại thời điểm ra quyết định xử phạt mà Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng Nghị định này trong trường hợp Nghị định này không quy định bị xử phạt hoặc quy định hình thức xử phạt và mức xử phạt nhẹ hơn đối với hành vi vi phạm đó;
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, quản lý an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương và 47 điều, quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả mà không phải là tội phạm.
Mức phạt tiền trong lĩnh vực điện lực tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc đơn vị điện lực. Mức phạt tiền trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
24. Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 05/12/2013.
Đối với các vụ việc đã được Thừa phát lại thực hiện một phần trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành và đúng quy định pháp luật thì kết quả thực hiện được công nhận; việc thực hiện tiếp theo phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 cho phù hợp với Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về các vấn đề sau:
Sửa đổi tên gọi của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thành: “Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định 61/2009/NĐ-CP, theo đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị định là: Quy định về Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại; phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát đối với hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP như: Quy định rõ hơn về địa vị pháp lý của Thừa phát lại; về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại; về chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại; về thẩm quyền, phạm vi và thỏa thuận tống đạt văn bản; về thẩm quyền, phạm vi, thủ tục lập vi bằng; về thủ tục xác minh điều kiện thi hành án; về thủ tục chung về tổ chức thi hành án; về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án; về chi phí cưỡng chế thi hành án; về thỏa thuận chi phí liên quan đến thanh toán tiền thi hành án; về giải quyết khiếu nại đối với hoạt động Thừa phát lại; về tố cáo hành vi trái pháp luật của Thừa phát lại.
25. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/01/2014.
Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các văn bản sau đây hết hiệu lực: Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Điều 6 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi; Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quy định hiện hành về trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng và hình thức hỗ trợ thích hợp, nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước theo chủ trương của Đảng về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 9 chương, 42 điều, quy định về chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; trợ giúp xã hội đột xuất; hỗ trợ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội.
Nghị định quy định cụ thể về các nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội; đối tượng hưởng trợ cấp xã hội và mức trợ cấp xã hội hàng tháng; hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng; đối tượng và chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội; kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất; trách nhiệm của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách trợ giúp xã hội.
26. Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những bất cập, hạn chế của Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 trong việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực (năm 2012).
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 51 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực về: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; quản lý nhu cầu điện; mua bán điện; giá điện; giấy phép hoạt động điện lực; điều tiết hoạt động điện lực; kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực, Nghị định quy định thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực theo chu kỳ 05 năm hoặc trước thời hạn để đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay đổi của phát triển kinh tế - xã hội; quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ Công Thương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập, điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch phát triển điện lực cấp tỉnh.
Về việc mua bán điện, Nghị định quy định trách nhiệm bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán điện, đối tượng phải thực hiện bảo đảm hợp đồng, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, làm cơ sở pháp lý cho các bên thoả thuận cụ thể trong hợp đồng mua bán điện để tránh tình trạng các khách hàng sử dụng điện với sản lượng lớn không thanh toán tiền điện hoặc thanh toán tiền điện không đúng thời hạn, giảm tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi của các đơn vị kinh doanh điện, giảm áp lực tăng giá điện để bù vào các khoản này.
Về giá điện, Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc quy định phương pháp, trình tự lập và thẩm định khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính.
27. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục; Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục xảy ra trước ngày 01/7/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 33 điều, quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
28. Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 08/12/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều; Nghị định số 04/2010/NĐ-CP ngày 15/01/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện nhưng vẫn còn thời hiệu xử phạt hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt bão, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Thanh tra.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 6 chương, 32 điều quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão là 50.000.000 đồng; đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
29. Nghị định số 140/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Thông tin và Truyền thông
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
Bãi bỏ Nghị định số 115/2006/NĐ-CP ngày 04/10/2006 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định về tổ chức, hoạt động của thanh tra thông tin và truyền thông phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông hiện nay, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và của các Sở Thông tin và Truyền thông.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 5 chương, 25 điều, quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông; hoạt động của Thanh tra Thông tin và Truyền thông; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra Thông tin và Truyền thông.
Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông trên lãnh thổ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định quy định cụ thể về hình thức thanh tra; hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông; thanh tra lại khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, ra kết luận thanh tra.
30. Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 điều, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học về: Đối tượng áp dụng điều lệ trường đại học, trường cao đẳng; đại học vùng; chương trình giáo dục đại học và hình thức đào tạo; tài sản, chính sách đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; chính sách đối với giảng viên.
Nghị định áp dụng đối với các trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục đại học.
Nghị định quy định cụ thể về tài sản, giá trị tài sản của cơ sở giáo dục đại học tư thục; chính sách ưu tiên đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận; chính sách đối với giảng viên; việc kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ.
31. Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10/5/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2005/NĐ-CP, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và Nghị định số 77/2007/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.
Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì thi hành theo quyết định xử phạt trước đó.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Thanh tra.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 50 điều quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
32. Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để đảm bảo việc tuân thủ làm việc theo sự điều động của Nhà nước sau khi người học được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 điều, quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người học chương trình giáo dục cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được hưởng học bổng và chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam mà không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là: Người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam); người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bồi hoàn chi phí đào tạo.
Nghị định không áp dụng đối với người học là cán bộ, công chức, viên chức và người học theo chế độ cử tuyển.
Nghị định quy định một số vấn đề cụ thể về: Nguyên tắc bồi hoàn chi phí đào tạo; trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo; chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn; thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn chi phí đào tạo; thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trả và thu hồi chi phí bồi hoàn.
33. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trẻ em.
Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hoặc cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính để giải quyết.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, cứu trợ xã hội, và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Luật liên quan như: Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 43 điều quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
34. Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 16/12/2013.
Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây của Chính phủ: Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 về nghi lễ nhà nước và đón, tiếp khách nước ngoài; Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về nghi thức nhà nước trong tổ chức mít-tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ Thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện những quy định về nghi lễ nhà nước, tổ chức các ngày kỷ niệm lớn của đất nước theo quy định hiện hành; đảm bảo việc thực hiện từ Trung ương đến địa phương được thống nhất, khoa học, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống của dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 14 chương, 62 điều, quy định việc tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân khi tổ chức ngày kỷ niệm; trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; thực hiện nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài.
35. Nghị định số 146/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/01/2014.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để quy định chi tiết việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phù hợp với Công ước quốc tế về Luật Biển (năm 1982) và quy đinh của Luật Biển Việt Nam.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 20 điều, quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông và tàu thuyền tham gia giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
Nghị định quy định cụ thể về: Nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; thiết lập tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam; thẩm quyền, nội dung và hình thức công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; yêu cầu chung đối với tàu thuyền đi qua không gây hại và thông báo, giám sát tàu thuyền hoạt động trên tuyến hàng hải, luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam; hoạt động của các công trình trong lãnh hải Việt Nam; thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành trên tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
36. Nghị định số 147/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 60/2010/NĐ-CP ngày 03/6/2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các nghị định liên quan của Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 34 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức xử phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trong lãnh thổ Việt Nam, trên tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, ở vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
37. Nghị định số 148/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
Nghị định này thay thế Nghị định số 116/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề xảy ra trước ngày 01/7/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 116/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ để giải quyết.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định liên quan của Chính phủ.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 4 chương, 26 điều quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề.
Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực dạy nghề đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
38. Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 20/12/2013.
Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVN) phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nhằm nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước, của các bộ, ngành, của Tập đoàn trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; phân định rõ trách nhiệm của các tổ chức liên quan, cụ thể hóa các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu, tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với PVN.
c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 3 điều, quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN về hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của PVN; quyền và nghĩa vụ của PVN; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với PVN và phân công thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước; về tổ chức quản lý PVN.
PVN là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và theo Điều lệ do Chính phủ ban hành.
Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của PVN. Tất cả các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của PVN có trách nhiệm thi hành Điều lệ này.
Các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết Tập đoàn căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết Tập đoàn không được trái với Điều lệ này.
39. Quyết định số 55/2013/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/12/2013.
Quyết định này thay thế các quy định trước đây về mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để diều chỉnh tăng mức trợ cấp học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp (được thực hiện từ ngày 01/01/2009).
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 6 điều, quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đối tượng áp dụng của Quyết định gồm: Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật về giáo dục; trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có đăng ký hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật về dạy nghề tham gia dạy nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan Bảo hiểm xã hội và các cơ quan có liên quan đến việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Quyết định quy định mức hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau: Đối với người tham gia các khoá học nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; đối với người tham gia các khoá học nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tối đa 600.000 đồng/người/tháng.
Thời gian được hỗ trợ học nghề phụ thuộc vào thời gian đào tạo nghề của từng nghề và nhu cầu của từng người lao động, nhưng không quá 06 tháng.
40. Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 20/11/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để thực hiện Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần tiếp tục thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với trẻ em theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 5 điều, quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim; kinh phí thực hiện; tổ chức thực hiện.
Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim là trẻ em có Thẻ bảo hiểm y tế thuộc hộ gia đình nghèo, thuộc hộ gia đình cận nghèo, thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.
41. Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 22/11/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó kịp thời động viên, khích lệ và phát huy vai trò của người có uy tín trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc và miền núi.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 3 điều, quy định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về các nội dung:
Đối tượng áp dụng (Điều 2); hỗ trợ vật chất đối với hộ gia đình người có uy tín gặp khó khăn do hậu quả thiên tai, bố, mẹ, vợ, chồng, con, bản thân người có uy tín qua đời; việc thực hiện chế độ thương binh, chế độ liệt sỹ cho người có uy tín trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh (điểm c, d khoản 2 Điều 4); trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này và trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, phân công, phân cấp quản lý và thực hiện chính sách đối với người có uy tín ở địa phương (khoản 1, khoản 3 Điều 6).
42. Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chia
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 01/01/2014.
Khoản 7 Điều 2 Quyết định số 87-CT ngày 01/3/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về chế độ, chính sách đối với cán bộ sang giúp Lào và Cămpuchia hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để đảm bảo việc thực hiện đồng bộ, đúng quy định chế độ, chính sách của nhà nước, giải quyết dứt điểm tồn đọng về chế độ, chính sách đối với chuyên gia sang giúp Lào, Cămpuchia.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 8 điều, quy định về chế độ trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào từ 01/5/1975 đến ngày 31/12/1988 tại Lào và sang giúp Cămpuchia từ 01 tháng 01/1979 đến ngày 31/8/1989 tại Cămpuchia.
Đối tượng áp dụng của Quyết định là những người làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi làm chuyên gia sang giúp Lào và Cămpuchia theo yêu cầu của bạn và những người đi làm nhiệm vụ phục vụ chuyên gia.
Quyết định quy định cụ thể về chế độ trợ cấp một lần; hồ sơ, trình tự giải quyết chế độ trợ cấp; kinh phí thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
43. Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 02/12/2013.
Quyết định này thay thế các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/6/2004 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; qua đó tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tín dụng của các Quỹ BLTD tại các địa phương, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa duy trì, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
c) Nội dung chủ yếu: Quy chế được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng gồm 06 chương, 41 điều, quy định về các nội dung: Điều kiện, trình tự thành lập, quản lý điều hành Quỹ BLTD; phạm vi bảo lãnh tín dụng, phí bảo lãnh tín dụng; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD; các biện pháp bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh vay vốn, về hợp đồng bảo lãnh và chứng thư bảo lãnh, quy định về chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh; thực hiện cam kết bảo lãnh; quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh, đặc biệt là nghĩa vụ kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay, việc hoàn trả nợ vay của bên được bảo lãnh; chế độ thông tin, báo cáo của Quỹ BLTD; về sắp xếp, giải thể các Quỹ BLTD và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
44. Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
Quyết định này thay thế Quyết định số 107/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để kiện toàn tổ chức, thể chế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao của Tổng cục Đường bộ Việt Nam với vị trí là một tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều, quy định về vị trí và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy; gồm có 21 đơn vị trực thuộc giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.
45. Quyết định số 61/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc cung cấp thông tin và phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 15/12/2013.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để thực hiện việc cung cấp thông tin, số liệu nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và xây dựng báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam phục vụ công tác xếp hạng tín nhiệm của quốc gia.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 chương, 20 điều (kèm theo Phụ lục 04 biểu về số liệu do các cơ quan: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương cung cấp), quy định về việc cung cấp thông tin, số liệu về tình hình kinh tế - xã hội phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia; quy trình phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc phối hợp thực hiện công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Quyết định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tới công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Theo Quyết định, có 6 loại thông tin cần thiết cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, gồm: (1) Thông tin chung về kinh tế-xã hội; (2) Thông tin về tài khóa; (3) Thông tin về tiền tệ, ngân hàng; (4) Thông tin về kinh tế đối ngoại; (5) Thông tin về chính trị; (6) Các thông tin kinh tế - xã hội khác trên cơ sở đề xuất của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, phù hợp với quy định của pháp luật và khả năng cung cấp của các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam.
Quyết định quy định cụ thể về kỳ hạn, phương thức cung cấp thông tin; trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu của các cơ quan liên quan cho Bộ Tài chính; quy trình thực hiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
46. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn
a) Hiệu lực thi hành: Ngày 10/12/2013.
Quyết định này thay thế Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
Các doanh nghiệp và nông dân, tổ chức đại diện của nông dân đã ký kết hợp đồng theo quy định tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định đó hoặc có quyền đề nghị hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này cho thời gian còn lại của hợp đồng.
b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành để khắc phục những mặt hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, quy định những chính sách mới để thúc đẩy liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác khác nhằm phát triển mạnh hơn sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tăng thu nhập cho người sản xuất và tích lũy cho đất nước.
c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 10 điều, quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng áp dụng của Quyết định là các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Quyết định quy định cụ thể về nội dung ưu đãi, hỗ trợ và các điều kiện để được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân; nguồn kinh phí hỗ trợ và nguyên tắc áp dụng hỗ trợ; về xử lý vi phạm hợp đồng.
Theo Quyết định, các doanh nghiệp, nông dân, tổ chức đại diện của nông dân đã nhận hỗ trợ của Nhà nước nhưng vi phạm hợp đồng liên kết đã ký với đối tác mà không có lý do chính đáng sẽ bị thu hồi các khoản đã hỗ trợ và không được xét hỗ trợ ở năm tiếp theo.