Vạch mặt 'Trung Quốc thần y' với 'liệu pháp kéo gân vỗ đập'

'Thần y' rao giảng trên truyền hình
'Thần y' rao giảng trên truyền hình
(PLO) -Cho đến nay, gã “Thần y” dởm này đã gây chết 2 người nước ngoài, nạn nhân trước đó là một bà cụ 71 tuổi.

Theo báo chí Australia, ngày 3/5, cảnh sát bang New South Wales cho biết, Tiêu Hồng Từ (Hongchi Xiao), kẻ có biệt danh “Thần y Trung Quốc” đã bị bắt giữ tại Anh và sẽ được dẫn độ tới Australia để xét xử do liên quan đến việc chữa bệnh gây chết người, nạn nhân là một bé trai 6 tuổi người Sydney bị bệnh tiểu đường. 

Bỗng nhiên thành “Thần y”

Tiêu Hồng Từ tên thật là Tiêu Hồng Trì, 53 tuổi, người Hồ Bắc, tự xưng là chuyên gia quản lý sức khỏe, nhà văn, người sáng lập và truyền bá liệu pháp “kéo gân, vỗ đập”. Từ tự kể về bản thân: Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, đã làm cán bộ nhà nước, giáo viên trường làng và giảng viên đại học ở Bắc Kinh, Giang Tây, Tây Tạng.

Cuối những năm 1980, Từ sang Mỹ du học đỗ bằng MBA ở trường “Thunderbird School of Global Management” nổi tiếng rồi lao vào đầu tư kinh doanh trong giới tiền tệ New York và Hongkong trong hơn 10 năm. Sau đó, Từ  chuyển sang truyền bá “liệu pháp kéo gân vỗ đập” ở Trung Quốc và các nơi trên thế giới.đã xuất bản các cuốn sách: “Y hành thiên hạ”, “Cổ sắc cổ hương”, Kéo gân vỗ đập trị bách bệnh”, “Tự chữa bệnh bằng kéo gân vỗ đập”.

Đặc biệt, cuốn “Y hành thiên hạ” và mấy cuốn về liệu pháp kéo gân vỗ đập bán rất chạy, được tái bản hơn chục lần ở cả Trung Quốc Đại lục lẫn Đài Loan, số ấn bản lên tới mấy trăm ngàn, từng được xếp vào loại sách “best seller” ở Đài Loan, Malaysia, Hongkong; năm 2012 cuốn “Tự chữa khỏi bệnh bằng kéo gân vỗ đập” được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh.

Bắt đầu từ năm 2009, nổi lên cơn sốt “tự chữa bệnh bằng liệu pháp kéo gân vỗ đập” ở nhiều địa phương Trung Quốc. Các lớp tập huấn, cung thể nghiệm mọc lên khắp nơi; “ghế kéo gân”, sách hướng dẫn bán đắt như tôm tươi trên mạng. Là người truyền bá nó, Tiêu Hồng Từ được các đệ tử tâng bốc là “Thần y”, “Đại hiệp”; còn những người phản đối thì gọi ông ta là “kẻ lừa đảo”, “Trương Ngộ Bản thứ hai”…

Những vết bầm do 'vỗ, đập' trên người cháu bé
Những vết bầm do 'vỗ, đập' trên người cháu bé

“Con cưng” của truyền thông và những tranh cãi

Lấy danh nghĩa truyền bá Trung y, với quan niệm “Tôi làm chủ sức khỏe của tôi”, Từ được mời diễn giảng, truyền bá cho liệu pháp “kéo gân vỗ đập” trên Đài phát thanh Trung ương Trung Quốc, các đài truyền hình Liêu Ninh, Chiết Giang, Hồ Nam, Thâm Quyến, Truyền hình Du lịch…Năm 2010 và 2011, Từ 3 lần được Ban Tuyên giáo Thành ủy và Truyền hình Thâm Quyến mời diễn giảng về dưỡng sinh, gây chấn động.

Từ còn nhận lời mời của nhiều trường đại học, cơ quan, xí nghiệp trong nước và ra nhiều nước như Malaysia, Singapore, Đức, Thụy Sĩ, Pháo, Mỹ, Canada, Anh, Ấn Độ và các khu vực Hongkong, Đài Loan để giảng về liệu pháp “kéo gân vỗ đập”, riêng Đài Loan tới 18 lần, đến diễn giảng cả trước “Viện lập pháp” (quốc hội); nhiều lần làm khách trên các đài truyền hình nước ngoài.

Từ năm 2012, Tiêu Hồng Từ truyền bá liệu pháp này vào châu Âu, chỉ riêng ở Đức đã có hơn 20 buổi diễn giảng tại các thành phố lớn, được giới truyền thông săn đón, đưa tin.

Tuy nhiên, liệu pháp “kéo gân vỗ đập” và hiệu quả của nó đã gây nên nhiều tranh cãi trong giới y học ở Trung Quốc Đại lục. Giáo sư Quách Trường Xuân ở Đại học Trung y Bắc Kinh cho rằng: “Kéo gân vỗ đập có công hiệu nhất định, nhưng chỉ có thể nói là “kiện thân” (làm cho cơ thể khỏe mạnh) chứ không phải là y học. Nói nó “trị được bách bệnh” là phét lác”.

Tiến sĩ Hình Khánh Xương ở Khoa chấn thương Bệnh viện quân y 309 cho rằng: vỗ đập ở mức thích hợp vào các huyệt vị cũng có tác dụng “cường thân bảo kiện”, nhưng làm quá mức sẽ làm nhũn tổ chức, gây thành hại thương.

Tiêu Hồng Từ nói mình từng là đệ tử của y sư Chu Tăng Tường – người phát minh ra “Ghế kéo gân” người Hongkong. Vị Y sư tuổi quá thất thập, hành nghề y hơn 50 năm nay, nói: “Kéo gân chủ yếu làm giãn gân cốt, bổ trợ cho cơ thể đạt được hiệu quả thông kinh huyết, không thể trị được bách bệnh. Bản thân tôi cũng bị tiểu đường, nếu trị được bách bệnh thì sao tôi không chữa khỏi được cho mình?”.

Cụ bà Danielle, nạn nhân người Anh của Tiêu Hồng Từ
Cụ bà Danielle, nạn nhân người Anh của Tiêu Hồng Từ

Hành nghề phi pháp

Tiêu Hồng Từ thường công khai giới thiệu về bản thân: người sáng lập môn phái Y hành thiên hạ, một trong số những người sáng lập, truyền bá liệu pháp “kéo gân vỗ đập”, chuyên gia quản lý sức khỏe, sáng lập nền giáo dục y học…

Từ 2009, sau khi cuốn sách “Y hành thiên hạ” trở nên nổi tiếng, Từ cho mở rất nhiều “trại thể nghiệm kéo gân vỗ đập” ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Quảng Châu, Thâm Quyến…thu phí rất đắt, thông thường 30 ngàn tệ/người (99 triệu VND), rẻ nhất là “Lớp 1 ngày” cũng thu 900 tệ/người (3 triệu VND).

Trong sách “Y hành thiên hạ” và trên trang web cùng tên, Từ giải thích “vỗ đập” là: “sự tổng kết quy nạp giữa Đạo gia, Phật gia với Trung y, nhấn mạnh tâm tồn chính niệm, tụ tinh hội thần, tự dùng tay đánh trong thời gian dài, lực đánh phải mạnh”; “kéo gân” là: “qua kéo gân làm khơi thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu, qua đó cải thiện các bệnh cấp tính, mãn tính, đạt đến diên niên ích thọ”.

“Liệu pháp kéo gân vỗ đập” của Tiêu Hồng Từ được những đệ tử, người hâm mộ tôn là “Thần công trị bách bệnh”, bản thân Từ được tôn làm “Thần y”, “Đại sư”, “Đạo trưởng”, thậm chí “Bồ Tát tại thế”…

Trang blog “Y hành thiên hạ/Tiêu Hồng Từ” của ông ta có hơn 10 triệu người xem thường xuyên đăng tải những câu chuyện về “thần hiệu” của liệu pháp này như “Cụ già 81 tuổi bị liệt vì xuất huyết não đã đứng dậy đi lại sau khi tham gia lớp thể nghiệm”, “Thiếu niên bị câm điếc nghe, nói được sau khi qua vỗ đập”, “Kéo gân vỗ đập chữa được chứng ung thư”, “Kéo gân vỗ đập chữa được chứng vô sinh…” cùng đầy rẫy những lời cảm tạ ơn chữa bệnh, hồi sinh của “Tiêu đại sư”.

Giữa năm 2010, Cục Y tế Đài Bắc nhận định, Từ không đủ điều kiện hành nghề y nên đã xử phạt và trục xuất khỏi Đài Bắc. Từ chuyển hướng trọng điểm về Đại lục, liên kết với các đài truyền hình để rao giảng về “kéo gân vỗ đập” và phát triển ra nước ngoài.

Bố mẹ và nạn nhân Aidan Fenton
Bố mẹ và nạn nhân Aidan Fenton

Làm chết người và sa lưới

Theo báo “Sydney Morning Herald”, hôm 25/4, Tiêu Hồng Từ bị nhà đương cục Anh bắt giữ, hôm 1/5 bị tòa án Westminster thụ lý và bị từ chối đóng tiền bảo lãnh tại ngoại. Phía Australia đang đề nghị Anh dẫn độ Từ về bang New South Wales để truy tố về tội ngộ sát. 

Hồi năm 2015, bé trai 6 tuổi Aidan Fenton bị bệnh tiểu đường được cha mẹ đưa đến Hurstville, phía Nam Sydney tham dự liệu pháp “kéo gân vỗ đập” 1 tuần do “trị liệu sư” Tiêu Hồng Từ chủ trì. Có tin nói Từ yêu cầu những người tham dự phải nhịn ăn 3 ngày, tiến hành kéo gân rồi chịu để người khác đánh.

Khi nạn nhân bị chóng mặt, nôn mửa, Từ nói đó là “phản ứng cho thấy chuyển biến tốt”. Ngày 28/4/2015, cháu bé Aidan Fenton được phát hiện nằm hôn mê trong một căn phòng khách sạn, sau đó tử vong trong quá trình đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Sau  khi bị cảnh sát gọi thẩm vấn, Tiêu Hồng Từ đã rời khỏi Australia rồi nói trên Facebook đó là “sự cố ngoài ý muốn”. Ông ta còn tung lên Youtube đoạn video giải thích, nói “cái chết của cháu bé không liên quan đến việc trị liệu, cơ thể cháu có rất nhiều bệnh”.

Qua điều tra, cảnh sát đã bắt bà mẹ 41 tuổi, người cha 56 tuổi và bà ngoại 64 tuổi của cháu. 3 người này đều đối mặt với cáo buộc vô ý giết người; nếu tội danh thành lập họ sẽ chịu mức án cao nhất là 25 năm tù. Tháng 4/2017, cảnh sát bang New South Wales đã phát lệnh truy nã Tiêu Hồng Từ, 53 tuổi về tội vô ý giết người. Ngày 5/3, họ cho biết Từ đã bị bắt tại sân bay London (Anh).

Đây không phải là lần đầu tiên Tiêu Hồng Từ gây chết người. Tháng 11/2016, một phụ nữ 71 tuổi người Anh bị tiểu đường cũng đã chết sau khi trị liệu bằng cách “vỗ dập”. Cụ bà Danielle do cả đời sợ tiêm nên đã nhận tham gia “Lớp thể nghiệm kéo gân vỗ đập” 1 tuần với mức chi phí 750 Bảng (21,5 triệu VND). Những người tham gia lớp này không cần uống thuốc, không cần tiêm Insulin, chỉ cần dùng lực đánh thật mạnh vào cơ thể là có thể bài tiết độc tố khỏi cơ thể, tự khỏi bệnh.

Sau khi tham gia liệu trình, bà Danielle không tiêm Insulin và nhịn ăn 3 ngày. Ngày 20/10/2016, bà bị phát hiện đã chết trong phòng. Con trai bà nói bà là “nạn nhân của hy vọng hão huyền với niềm tin tuyệt đối vào Tiêu Hồng Từ…”.

Trước đó tại Đài Loan, cũng đã có bệnh nhân ung thư bị chết sau khi từ chối điều trị y khoa và chỉ thực hiện liệu pháp “kéo gân vỗ đập”. Sau vụ đó, dù không bị truy tố, nhưng chính quyền Đài Bắc đã phạt Từ 1.600 USD và trục xuất ông ta.../.

Đọc thêm

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh

Nhiều cơ sở y tế Quảng Ngãi bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh
(PLVN) - Thanh tra Bộ Y tế vừa ban hành loạt quyết định xử phạt hành chính đối với nhiều cơ sở y tế tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó, Phòng khám đa khoa Thiện Nhân bị xử phạt tới 79 triệu đồng vì vi phạm cả trong quảng cáo và việc treo biển hiệu. Nhiều đơn vị khác cũng bị phạt với số tiền từ 24,5 đến 45 triệu đồng.

Bệnh nhi 4 tháng tuổi nhiễm giang mai

Bệnh viện Da liễu Trung ương nhận định bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm, qua xét nghiệm và tiền sử mắc bệnh của mẹ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Bệnh viện Da liễu Trung ương mới tiếp nhận một bệnh nhi (4 tháng tuổi) nghi nhiễm giang mai bẩm sinh do xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về vụ sản xuất, kinh doanh sữa giả?
(PLVN) - Đối với vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn, hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã khởi tố vụ án. Vụ việc đang trong quá trình điều tra, Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4 phụ nữ trẻ đột quỵ do dùng thuốc tránh thai kéo dài, lời cảnh tỉnh từ bác sĩ

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. (Ảnh: BVCC)

(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận và điều trị cho 4 phụ nữ trẻ tuổi bị đột quỵ do sử dụng thuốc tránh thai kéo dài. Bác sĩ khuyến cáo, thuốc tránh thai tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng, đặc biệt là biến chứng huyết khối và đột quỵ.

Bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế: Kiểm soát nhiễm khuẩn luôn là vấn đề nóng

Kiểm soát tốt nhiễm khuẩn sẽ bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: BV Phụ Sản Hà Nội)
(PLVN) - Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh và vi khuẩn đa kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến, cùng với mối đe dọa từ nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi. Thực trạng này đặt ra thách thức lớn với ngành Y tế trong công tác kiểm soát, phòng ngừa nhiễm khuẩn, để bảo đảm năng lực ứng phó của hệ thống y tế.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson

Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh Parkinson
(PLVN) - Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Aging, các nhà nghiên cứu đã phát triển một xét nghiệm máu đơn giản và “tiết kiệm chi phí” có khả năng phát hiện bệnh Parkinson, trước khi xuất hiện các triệu chứng.

Cần làm gì để phòng sởi 'tấn công' người lớn?

Theo thống kê của Viện Y học Nhiệt đới, mỗi ngày đơn vị tiếp nhận 10 - 20 bệnh nhân sởi là người trưởng thành.
(PLVN) - Người có nguy cơ cao là những người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi, nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vaccine phòng sởi.

Câu chuyện đau lòng về gia đình có 9 người mắc ung thư và 50 năm hút thuốc

Việc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân khiến gia đình ông Tần bị mắc bệnh ung thư.
(PLVN) - Tại Trung Quốc, một gia đình phải đối mặt với nỗi đau khôn cùng khi 9 thành viên qua 3 thế hệ lần lượt mắc ung thư, 8 người đã không qua khỏi. Đằng sau câu chuyện này là sự thật phức tạp về yếu tố di truyền gen hiếm và đặc biệt là tiền sử hút thuốc lá nặng, với một thành viên thừa nhận hút 2-3 bao mỗi ngày suốt 50 năm.

Dự báo số ca mắc sởi ở Hà Nội tiếp tục tăng

Ảnh minh họa: Minh Khuê
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP Hà Nội nhận định, thời gian tới, số ca mắc sởi chưa có xu hướng giảm, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ ở nhóm trên 6 tuổi.

Ngăn ngừa tâm bệnh quấy rầy con trẻ

Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và tâm lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
(PLVN) - Các bệnh lý về tâm thần hay còn gọi là tâm bệnh, đang ảnh hưởng đến khoảng 15% dân số Việt Nam. Đáng lo ngại, tỷ lệ mắc tâm bệnh ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng, nếu không nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, thậm chí dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử.