Trẻ 6 tháng tuổi nhập viện do ngộ độc vitamin D

Lọ vitamin D 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm (ảnh gia đình cung cấp)
Lọ vitamin D 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm (ảnh gia đình cung cấp)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gia đình nhầm lẫn trong việc sử dụng vitamin D cho trẻ em và người lớn, khiến trẻ 6 tháng tuổi phải nhập viện điều trị vì ngộ độc.

Bệnh nhi N.V (6 tháng tuổi) được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng và giảm 0,7kg trong vòng 1 tháng.

Gia đình bệnh nhi kể lại, trước nhập viện 3 tháng, gia đình được cho 2 lọ vitamin D có hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).

Tuy nhiên, do nghĩ cả 2 lọ vitamin D này đều dùng được cho trẻ em, gia đình đã cho bé N.V uống vitamin D từ lọ dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000UI/giọt). Có nghĩa là trẻ đã uống ~ 15.000 UI/ngày (cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi).

Chỉ khi bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống thì gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Sau khi bệnh nhi nhập viện, bác sĩ đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Kết quả cho thấy trẻ bị tăng canxi máu toàn phần, tăng canxi ion hóa, nồng độ vitamin D3 tăng rất cao.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi đã hết nôn, không còn trình trạng mất nước, canxi toàn phần giảm, tuy nhiên vẫn còn đi tiểu nhiều. Theo kế hoạch, trẻ vẫn tiếp tục tạm ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D trong vòng ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu. Sau khi trẻ ra viện sẽ được tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi ở các cơ quan khác có thể xảy ra.

Theo TS.BS Thái Thiên Nam – Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu, ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp và khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc hiệu. Nguyên nhân của bệnh thường do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.

"Việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng triệu chứng ngộ độc sẽ không xảy ra ngay mà khoảng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm sau. Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận… Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng", bác sĩ Nam thông tin.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý: Không nên tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại vitamin thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Khi cần dùng thuốc cho trẻ phải được bác sĩ kê đơn, không lấy thuốc của người lớn hoặc thuốc của trẻ khác cho trẻ dùng;

Các loại thuốc, vitamin cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc để vào tủ riêng và có khóa; bảo quản nơi khô ráo,có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng đi kèm và hạn sử dụng; Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc của gia đình, không được tiếp tục sử dụng thuốc bị hỏng hay thuốc đã quá hạn;

Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần phải nắm rõ công dụng, liều lượng, đối tượng sử dụng của từng loại thuốc, vitamin và dùng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết, liều dùng tối đa đối với vitamin D ở trẻ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1.000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1.500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2.500UI/ngày; trẻ từ 4-8 tuổi là 3.000UI/ngày và trẻ trên 9 tuổi là 4.000UI/ngày. Ngoài ra, có những trường hợp liều ngộ độc vitamin D có thể cao hoặc thấp hơn các mức nêu trên tùy thuộc vào từng thể trạng của trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

2 trẻ nhỏ ở Lào Cai nguy kịch vì ho gà

Trẻ mắc ho gà đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai vừa ghi nhận trên địa bàn 2 bệnh nhi mắc ho gà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nguy kịch vì mắc cúm B

Bệnh nhân mắc cúm B đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị này đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc Cúm B nặng. Hai trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể). Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Gần 30 người ở Cao Bằng nghi nhiễm lỵ trực trùng

Để chủ động phòng, chống bệnh do lỵ trực trùng, người dân cần thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi. Ảnh: Sở Y tế Cao Bằng

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng mới ghi nhận 28 ca tiêu chảy nghi do lỵ trực trùng trên địa bàn. Ngành y tế địa phương đang tăng cường các biện pháp xử lý ổ dịch và tìm tác nhân gây bệnh.

Gia đình 8 người nhập viện sau ăn nấm

Nấm mọc vườn ngô nơi các cháu nhỏ đã hái về ăn.
(PLVN) - Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Giang, trên địa bàn huyện Mèo Vạc vừa xảy ra 1 vụ ngộ độc nghi do ăn phải nấm độc làm 8 người trong một gia đình nhập viện.

'Lỗ hổng' quản lý an toàn thực phẩm

Hình ảnh dòi bò lúc nhúc trong miếng pate (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) - “Pate có dòi” là từ khoá được tìm kiếm nhiều ngày qua trên các trang mạng xã hội, sau khi trên mạng xuất hiện một video đăng tải hình ảnh miếng pate có dòi trong suất bánh mì chảo.

Cần luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Dù không có quy định nhưng nhiều đôi nam nữ đã thực hiện việc KSKTHN trước khi kết hôn. (Nguồn: BV Phụ sản HN)
(PLVN) - Theo thống kê, hàng năm, trên cả nước có hàng triệu thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Trong khi đó, theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Để ngăn chặn các rủi ro trong sinh sản thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng như sàng lọc trước và sau khi em bé chào đời là vô cùng quan trọng.