Uống một lon nước ngọt mỗi ngày, coi chừng bạn mắc bệnh

Uống một lon nước ngọt mỗi ngày, coi chừng bạn mắc bệnh
(PLO) -Một số người “nghiện” nước ngọt có ga, vì thấy nó tạo cảm giác ngon miệng và làm tỉnh người. Tuy nhiên, các thống kê thực tế cho thấy, người dùng nhiều nước ngọt có ga có những hạn chế cho sức khỏe.

Theo TS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, nước có ga hay còn gọi là nước ngọt có ga, nước ngọt là một loại thức uống chứa nước, cacbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt, và hương liệu. Chất làm ngọt ở đây có thể là đường, siro giàu fructose, nước ép trái cây, hoặc có thể kết hợp với nhiều loại trên.

Năm 1892, tác giả William Painter đã thành công trong việc sáng chế rất hiệu quả để giữ CO2 trong chai thủy tinh. Hiện nay có hàng nghìn nhãn hiệu nước uống có ga với sản lượng lên đến hàng tỉ chai mỗi ngày ở gần 200 quốc gia.

Cũng theo TS. Sơn, nhu cầu sử dụng đồ uống này ở nước ta có xu hướng tăng lên. Nhưng ở Mỹ trong 10 năm qua loại nước này đã giảm 25% do những tác động không mong muốn của nó tới sức khỏe.  

Theo đó,  khi uống nước ngọt có ga, khí CO2 hòa tan trong nước ngọt đi vào dạ dày khá nhiều, khi đó khí được tách ra khỏi nước, bốc lên phía trên, dạ dày co bóp và đẩy khí CO2 thoát ra ngoài gây ợ hơi. Đây là hiện tượng bình thường chứ không giúp làm dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Ngược lại, việc đưa quá nhiều khí CO2 vào cơ thể chỉ làm chướng hơi, đầy bụng thêm mà thôi.

Vì thế thừa cân, béo phì là một trong những mặt hạn chế đầu tiên ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng quá nhiều thức uống này. Theo thống kê, tiêu thụ 1 lon nước ngọt có ga mỗi ngày có thể làm tăng 6.75kg cân nặng trong một năm.  Mặt khác, khi dùng nước ngọt có ga dùng kèm với các món ăn nhiều bột đường, đạm và chất béo, càng đem lại nhiều năng lượng dư thừa cho người sử dụng.

Thứ hai: Uống nước ngọt có ga thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng và hỏng men răng.

Thứ ba: Dễ mắc tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, gout. Một lon nước ngọt 600ml chứa lượng đường tương đương 36g. Mỗi ngày uống một lon nước ngọt 600ml, trong một năm, sẽ tiêu thụ thêm 23kg đường. Lượng đường này trong các loại nước uống tăng lực là 24g/ 1lon 250ml. Tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân góp phần gây béo phì - yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch…

Thứ tư: Loãng xương do có chứa axit phosphoric và lượng phosphate cao.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước uống có ga còn ảnh hưởng đến bệnh hen và hệ thống sinh sản do có chứa natri benzoate và BPA.

Trên toàn cầu: Theo thống kê năm 2012, nước uống đóng chai (water) vẫn là loại nước giải khát được tiêu thụ chính trên toàn cầu (242 tỷ lít), xếp thứ 2 là nước uống có gas ( với con số xấp xỉ lượng nước đóng chai: 220 tỷ lít). Con số này lớn hơn rất nhiều so với lượng nước ép trái cây được tiêu thụ (xếp hàng thứ 3, tương đương chỉ 71 tỷ lít trên toàn cầu).

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.