Đau nhức xương khớp - dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đau nhức xương khớp - dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
(PLO) -Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức.
 

Đau nhức xương khớp là căn bệnh chủ yếu gặp ở người trung niên, cao tuổi, những người lao động nặng, hoạt động quá mức. Cơn đau không đơn thuần chỉ là do sự thay đổi của thời tiết, do ngồi, do làm việc sai tư thế... mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về xương khớp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Thoái hóa khớp

Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.

Để phân biệt đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp với những bệnh xương khớp khác, thường dựa vào đặc điểm của cơn đau, đó là với thoái hóa khớp thì cơn đau thường tăng lên mỗi khi khớp cử động và giảm khi được nghỉ ngơi. Mỗi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời lạnh, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp mỗi sáng sau khi thức dậy, nhưng sẽ trở lại bình thường sau vài phút vận động. Sụn và xương dưới sụn tổn thương càng nặng thì cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, nhưng phổ biến ở khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay, ngón tay, bàn chân và gót chân.

Viêm khớp dạng thấp

Ngoài thoái hóa khớp, biểu hiện đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh khớp mãn tính có liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, nếu không được điều trị sớm, kịp thời thì bệnh sẽ phá hủy sụn khớp và xương dưới sụn, gây biến dạng khớp, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Với bệnh viêm khớp dạng thấp, cơn đau thường xảy ra ở nhiều khớp nhỏ và mang tính đối xứng nhau như đau ở cả hai đầu gối, hai ngón tay cùng vị trí ở cả hai bàn tay, kèm theo đó là hiện tượng sưng, nóng, đỏ. Ngoài ra, còn có biểu hiện cứng khớp, khó cử động khớp vào mỗi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài hàng giờ đồng thời còn có các biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, sốt.

Bệnh gút

Người mắc bệnh gút cũng có biểu hiện đau nhức xương khớp vì đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Bệnh thường gây đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp là khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay, cơn đau thường xuất hiện về đêm, cường độ đau tăng dần đến mức bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi.

Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân.

Loãng xương

Ở người bị loãng xương, có thể có biểu hiện đau nhức xương khớp và được mô tả là đau ở trong xương. Đây là biểu hiện không đặc trưng nên thường bị bỏ qua, làm cho bệnh ngày càng nặng và hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy.

Vì vậy,  nếu khi có biểu hiện đau nhức tại các đầu xương hay đau mỏi dọc theo các xương dài như: cột sống thắt lưng, đùi, đau như châm chích toàn thân và tăng về đêm thì đó là dấu hiệu báo hiệu tình trạng loãng xương. Mặt khác, loãng xương còn có dấu hiệu giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn, có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run giật cơ khi thay đổi tư thế.

Lao xương khớp

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu đựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Các khớp bị vi trùng lao tấn công thường bị đau nhẹ hoặc vừa phải và sưng to nhưng không nóng, không đỏ, làm cho các hoạt động gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn, nếu lao khớp háng thì không co duỗi được chân, lao cột sống thì không cúi, gập, không ngửa được… lâu dần có thể gây teo cơ, liệt.

Lời khuyên của thầy thuốc. 

Khi có biểu hiện đau nhức xương khớp và diễn ra thường xuyên, người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám tìm chính xác nguyên nhân để được điều trị kịp thời, không nên chủ quan cho rằng xương khớp đau nhức là do lao động quá sức, do thời tiết thay đổi… do bệnh của người cao tuổi nên không chịu khám bệnh.

Nguy hiểm hơn là người bệnh tự mua thuốc điều trị vì chẳng những không hết bệnh mà còn có thể bị bệnh về dạ dày, gan mật do tác dụng phụ của thuốc giảm đau và làm cho bệnh xương khớp ngày càng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ tàn phế.

Đọc thêm

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.