Hơn 30% số người nhiễm HIV ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Toàn cảnh buổi họp báo hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12). Ảnh: Ngọc Nga
Toàn cảnh buổi họp báo hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12). Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 31,2% người nhiễm, TP Hồ Chí Minh có 24,3% và khu vực Đông Nam Bộ có 12,8%.

Cả nước có khoảng hơn 260.000 người nhiễm HIV

Đây là thông tin được đưa ra trong buổi họp báo hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) do Cục Phòng chống HIV/AIDS tổ chức ngày 18/11.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết: “Hiện tại Việt Nam, dịch HIV đã có sự chuyển dịch rõ rệt về hình thái qua các năm. Trước đây, đường lây của bệnh chủ yếu qua đường máu ở nhóm nghiện, chích ma túy thì hiện nay chủ yếu qua đường tình dục ở nhóm quan hệ đồng giới nam hay nhóm chuyển giới. Đặc biệt, việc lây truyền có dấu hiệu trẻ hoá trong các nhóm đối tượng này”.

Theo đó, nguy cơ dịch mới nổi trong nhóm lây qua đường tình dục, nhóm trẻ tuổi, nhóm quan hệ đồng giới tập trung nhiều hơn ở khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng năm 2024 tỷ lệ mắc ở các nhóm này đã chiếm gần 70% số ca nhiễm HIV mới phát hiện ở khu vực tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng ở nhóm trẻ tuổi, nếu trước đây chủ yếu các ca nhiễm ở nhóm thanh niên, những người có điều kiện kinh tế thì hiện đã ghi nhận ở nhóm trẻ hơn, thậm chí ở cả những nhóm học sinh, sinh viên; số mắc ở độ tuổi 15-29 tuổi chiếm tới gần 40% tổng số ca nhiễm HIV trong thời gian vừa qua.

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Ngọc Nga

PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Ngọc Nga

Thạc sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, thống kê đến tháng 10/2024, số ca nhiễm HIV trên toàn quốc ước tính là 267.391 trường hợp; riêng trong 9 tháng năm 2024, đã có 11.421 trường hợp phát hiện mới.

Trong số người nhiễm HIV mới phát hiện năm 2024, có tới hơn 68% người nhiễm tại Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Đông Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh. Cụ thể, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tới 31,2% người nhiễm, TP Hồ Chí Minh có 24,3% và khu vực Đông Nam Bộ có 12,8%.

Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

Về mục tiêu 95-95-95, Việt Nam đã đạt 87% người biết tình trạng nhiễm HIV - 79 % người biết tình trạng nhiễm HIV được điều trị ARV - 95 % người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế.

Ông Đức cũng nhấn mạnh, dịch HIV vẫn đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng nhiễm mới nhất là nhóm thanh thiếu niên trẻ, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại và sự hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư còn thấp, là rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của người nhiễm HIV và các nhóm đích nguy cơ cao.

Thạc sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Ngọc Nga

Thạc sĩ Bùi Hoàng Đức, Phó Trưởng Phòng Giám sát và Xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Ngọc Nga

Với đặc thù của dịch HIV hiện nay, Chương trình Tháng hành động năm nay chọn chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2024 hướng tới việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Đồng thời, tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV, tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Cùng với đó là việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ toàn diện về phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội đến công tác phòng, chống HIV/AIDS tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Ông Raman Hailevich, Giám đốc quốc gia UNAIDS tại Việt Nam cho biết, ước tính của UNAIDS cho thấy số ca nhiễm mới HIV ở Việt Nam đã giảm khoảng 60% kể từ năm 2010. Mức giảm này không những vượt xa mức giảm trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn cao hơn nhiều so với mức giảm 39% của thế giới.

“Thành tựu này cho thấy tác động tích cực của việc đầu tư cả cho dự phòng và điều trị HIV của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đây cũng là kết quả của những hành động liên tục, mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai những sáng kiến mới như trong xét nghiệm HIV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, mở rộng liệu pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone và đẩy mạnh chiến lược không phát hiện bằng không lây truyền (K=K) trong điều trị HIV. Việt Nam cũng liên tục củng cố khung pháp lý về HIV nhằm bảo vệ tốt hơn những người sống chung với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV, đảm bảo quyền của người dân Việt Nam được tiếp cận các dịch HIV thiết yếu”, ông Raman Hailevich nói.

Cũng theo ông Raman Hailevich, ngay cả với những tiến bộ liên tục và vững chắc này, vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước. Khoảng 1/3 số nhiễm HIV mới ở Việt Nam là người trẻ trong độ tuổi từ 15-24. Sự thiếu hiểu biết về HIV, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với HIV vẫn đang tiếp tục cản trở việc tiếp cận các dịch vụ. Và điều này không phải chỉ là khó khăn thách thức của riêng Việt Nam.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...