Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Chia sẻ tại Toạ đàm “Mối nguy hiểm mới từ thuốc lá” do Báo Người lao động tổ chức ngày 13/12, tại Hà Nội, Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long cho biết, một trong những đặc điểm nguy hiểm của thuốc lá điện tử là khả năng dễ dàng bị lạm dụng. Các thiết bị như Vape, Pod-tanks hay Pod-mods được thiết kế cho phép tháo lắp buồng đệm dung môi, khiến người dùng có thể tự pha trộn các chất gây nghiện khác như cần sa tổng hợp, ketamin hay heroin. Sự kết hợp này không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe thể chất mà còn dẫn đến các rối loạn tâm thần nghiêm trọng, bao gồm ảo giác, hoang tưởng và rối loạn loạn thần. Đặc biệt, thanh thiếu niên, với tâm lý tò mò và dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, là đối tượng dễ bị cuốn vào vòng xoáy nguy hiểm này.

Không dừng lại ở đó, các sản phẩm thuốc lá điện tử hiện đại còn chứa lượng nicotine cao hơn nhiều so với thuốc lá truyền thống. Nicotine, khi được hấp thụ nhanh chóng thông qua cơ chế hút sâu của các thiết bị như Pod-tanks, tạo cảm giác khoái cảm mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng khiến người sử dụng dễ dàng bị nghiện. Những ảnh hưởng của nicotine không chỉ dừng lại ở việc gây phụ thuộc mà còn tác động lâu dài đến hệ thần kinh trung ương.

Theo bác sĩ Long, việc sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên có thể dẫn đến những thay đổi bất thường trong cảm xúc, như lo âu, căng thẳng, trầm cảm hoặc mất kiểm soát hành vi. Đối với các bạn trẻ đang trong giai đoạn phát triển, những tác động này càng trở nên nghiêm trọng hơn, để lại những hệ quả lâu dài cho cả sức khỏe thể chất và tâm thần.

Một trong những điều quan trọng mà bác sĩ Long nhấn mạnh là khả năng nhận biết sớm con em mình có sử dụng thuốc lá điện tử hay không. Những dấu hiệu nhận biết có thể rất khó nhưng nếu để ý kỹ, phụ huynh sẽ nhận thấy sự thay đổi trong hành vi và tâm lý của trẻ. Trẻ có thể trở nên bồn chồn, lo lắng hoặc dễ cáu gắt, đồng thời có xu hướng thu mình và hạn chế giao tiếp với gia đình.

Ngoài ra, việc xuất hiện những thiết bị lạ như Vape hoặc các lọ dung dịch có hình dáng và mùi hương đặc biệt cũng là dấu hiệu đáng chú ý. Những thay đổi này, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, có thể khiến trẻ lún sâu hơn vào việc sử dụng sản phẩm gây nghiện này.

Nếu phụ huynh nghi ngờ hoặc phát hiện con sử dụng thuốc lá điện tử, việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám là vô cùng cần thiết. Tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc test thở để xác định mức độ sử dụng nicotine và các chất gây nghiện khác.

Bên cạnh đó, những liệu pháp tâm lý kết hợp với các phương pháp điều biến não bộ như kích thích từ xuyên sọ cũng được áp dụng để hỗ trợ trẻ cai nghiện hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự đồng hành và hỗ trợ tinh thần từ gia đình.

"Phụ huynh cần tạo môi trường sống lành mạnh, gần gũi và cởi mở để trẻ có thể chia sẻ những khó khăn và áp lực mình đang phải đối mặt. Đồng thời, việc giáo dục trẻ về những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử và các chất gây nghiện là cần thiết để trẻ chủ động tránh xa mối nguy này" - bác sĩ Long nói.

Thuốc lá điện tử, mặc dù được quảng cáo như một sản phẩm “an toàn” hơn, thực chất lại tiềm ẩn những nguy cơ lớn không thể coi thường. Đặc biệt, với thanh thiếu niên – nhóm tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và tâm lý tò mò, việc tiếp cận và sử dụng loại sản phẩm này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Vì vậy mỗi gia đình cùng hành động, bảo vệ sức khỏe và tương lai của con em mình.

Bộ Y tế thông tin, một khảo sát về sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh phổ thông lớp 8-12 (13-17 tuổi) ở TP Hà Nội cho thấy tỉ lệ này là 8,4%, trong đó 45% chưa bao giờ hút thuốc lá điếu (người dùng mới); 3,2% học sinh 13-17 tuổi sử dụng đồng thời thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu (người dùng kép).

Từ năm 2022, Việt Nam ghi nhận một loạt các ca bệnh điển hình nhập viện do người sử dụng hút thuốc lá điện tử có phối trộn ma túy. Năm 2023, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó có ngộ độc ma túy.

Trước tình trạng đáng báo động này, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.